ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG TẠI KHOA NGOẠI TIÊU HÓA, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại trực tràng có rất nhiều ưu điểm. Tại khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, chúng tôi triển khai phẫu thuật cho 83 bệnh nhân ung thư đại trực tràng thu được kết quả khả quan. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu và theo dõi dọc; 83 bệnh nhân ung thư đại trực tràng được phẫu thuật nội soi tại khoa Phẫu thuật Tiêu hóa bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp từ 01/2020 đến 06/2023. Kết quả nghiên cứu: 23 trường hợp cắt đại tràng phải, 1 trường hợp cắt đại tràng phải mở rộng, thực hiện miệng nối bằng stapler; 6 trường hợp cắt đại tràng trái cao; 5 trường hợp cắt đại tràng trái, 15 trường hợp cắt đoạn đại tràng chậu hông, 19 trường hợp cắt đoạn đại trực tràng nối máy miệng nối thấp; 4 trường hợp cắt đoạn trực tràng thực hiện miệng nối đại tràng - ống hậu môn. Thời gian phẫu thuật trung bình là 190.6 ± 38.5 phút, thời gian nằm viện trung bình là 10.5 ± 3.8 ngày; 1 trường hợp tồn thương niệu quản trái trong mổ; 6 trường hợp có biến chứng sau mổ: 2 nhiễm trùng vết mổ, 1 viêm phúc mạc và 2 rò miệng nối cung lượng thấp. Kết luận: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị ung thư đại trực tràng cho 83 trường hợp và ghi nhận nhiều kết quả khả quan.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phẫu thuật nội soi, ung thư đại trực tràng.
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Minh An (2013), “Nghiên cứu chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị triệt căn ung thư trực tràng thấp”, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
3. Nguyễn Hoàng Bắc (2003), “Cắt toàn bộ mạc treo trực tràng bằng phẫu thuật nội soi”, Hội thảo chuyên đề: Bệnh hậu môn - Đại trực tràng, Tp Hồ Chí Minh, tr.229-233.
4. Nguyễn Hoàng Bắc, Ung Văn Việt, Nguyễn Hữu Thịnh (2008), “Xì miệng nối sau phẫu thuật cắt đoạn đại trực tràng do ung thư”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 12, phụ bản của số 4, tr.308-313.
5. Adrian Indar, Jonathan Efron (2009), “Laparoscopic surgery for rectal cancer”, The Permanente Journal Winter, Volume 13, No. 1, pp. 47-52.
6. Bleday R., Garcia- Aguilar J. (2007), “Surgical Treatment of Rectal Cancer”, The ASCRS Textbook of Colon and Rectal Surgery, Springer, pp. 413-436.
7. Bretagnol F, Lelong B, Laurent C, Moutardier V, Rullier A, et al (2005), “The oncological safety of laparoscopic total mesorectal excision with sphincter preservation for rectal carcinoma”, Surg Endosc, Springer (19), pp.892-896.
8. De la Fuente S. G., Manson R. J., Ludwig K. A. et al (2009), “Neoadjuvant chemoradiation for rectal cancer reduces lymph node harvest in proctectomy specimens”, J Gastrointest Surg, (13), pp.269-274.