ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG Ở NHỮNG BỆNH NHÂN CHẢY MÁU SẢN KHOA NẶNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Nguyễn Tiến Sơn1,, Trần Văn Cường1, Nguyễn Đức Lam1,2, Mai Trọng Hưng1
1 Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội
2 Trường ĐHY Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng ở những bệnh nhân chảy máu sản khoa nặng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, hồi cứu 34 bệnh nhân chảy máu sản khoa nặng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (từ tháng 04/2024 đến tháng 08/2024). Kết quả: Tuổi trung bình của các sản phụ là 34. Các bệnh nhân chủ yếu sinh con rạ, trong đó đa số sinh con từ lần thứ 3 trở lên và có chỉ định mổ lấy thai(85,5%). Nguyên nhân gây chảy máu sản khoa nặng là rau tiền đạo, rau cài răng lược chiếm tỷ lệ cao nhất (79,4 %). Huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương của nhóm bệnh nhân chảy máu sản khoa nặng là 90,7/52,6 và đa số các bệnh nhân đều có nhịp tim nhanh > 100l/p. Có 7 bệnh nhân có tình trạng thiểu niệu (20,6%), 1 bệnh nhân vô niệu (2,9%). Lượng máu mất trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 2229,4ml, bệnh nhân mất máu nhiều nhất là 6000ml. Kết luận: Nghiên cứu chỉ ra rằng các sản phụ chảy máu sản khoa nặng đa số đều có rau tiền đạo, rau cài răng lược và có mạch nhanh, huyết áp tụt. Một số sản phụ bị thiểu niệu và vô niệu do lượng máu mất nhiều

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Snegovskikh D, Souza D, Walton Z, et al. Point-of-care viscoelastic testing improves the outcome of pregnancies complicated by severe postpartum hemorrhage. Journal of clinical anesthesia. Feb 2018;44:50-56. doi:10.1016/j.jclinane.2017.10.003
2. Abdul-Kadir R, McLintock C, Ducloy AS, et al. Evaluation and management of postpartum hemorrhage: consensus from an international expert panel. Transfusion. Jul 2014;54(7):1756-68. doi:10.1111/ trf. 12550
3. Escobar MF, Nassar AH, Theron G, et al. FIGO recommendations on the management of postpartum hemorrhage 2022. International journal of gynaecology and obstetrics: the official organ of the International Federation of Gynaecology and Obstetrics. Mar 2022;157 Suppl 1(Suppl 1):3-50. doi:10.1002/ijgo.14116
4. Ánh ND. Một số yếu tố liên quan đến chảy máu 24 giờ sau đẻ đường âm đạo tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Tạp chí y học Việt Nam. 2021;509(2):263-266.
5. Tâm VT. Ứng dụng xét nghiệm động học đông máu (ROTEM) trong chẩn đoán và điều trị rối loạn đông máu ở bệnh nhân chảy máu sau đẻ. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học y Hà Nội.2020
6. Haas T, Spielmann N, Mauch J, et al. Comparison of thromboelastometry (ROTEM®) with standard plasmatic coagulation testing in paediatric surgery. British Journal of Anaesthesia. 2012;108(1):36-41.
7. James A, Cooper DL, Paidas MJ. Hemostatic assessment, treatment strategies, and hematology consultation in massive postpartum hemorrhage: results of a quantitative survey of obstetrician- gynecologists. IJWH. Published online November 2015:873
8. Reed MJ, Nimmo AF, McGee D, et al. Rotational thrombolelastometry produces potentially clinical useful results within 10 min in bleeding emergency department patients: the DEUCE study. European Journal of Emergency Medicine: Official Journal of the European Society for Emergency Medicine. 2013;20(3):160-166.