ĐẶC ĐIỂM NHÂN TRẮC, CẤU TRÚC CƠ THỂ VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ 15 – 35 TUỔI TẠI 5 XÃ NGHÈO CỦA HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA NĂM 2018

Song Tú Nguyễn 1,, Thị Thìn Hồ 2, Nguyễn Phương Linh Hoàng 1, Thúy Anh Nguyễn 1
1 Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, Hà Nội
2 Công ty TNHH Lavichem

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Các dữ liệu thông tin về cấu trúc cơ thể và tình trạng dinh dưỡng phụ nữ tuổi sinh đẻ (PNTSĐ) tại các huyện nghèo miền núi phía Bắc còn hạn chế. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 414 phụ nữ 15-35 tuổi tại 5 xã nghèo của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La năm 2018 nhằm mô tả đặc điểm nhân trắc học, cấu trúc cơ thể và tình trạng dinh dưỡng. Kết quả cho thấy cân nặng, chiều cao và chỉ số khối cơ thể trung bình lần lượt là (48,1kg, 152,9 cm và 20,6 kg/cm2). Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi của đối tượng nhóm 15-19 tuổi là 20,4%; Thiếu năng lượng trường diễn (CED) ở nhóm 20- 24 tuổi cao nhất (26,6%) so với tỷ lệ chung 16,2% phụ nữ 20-35 tuổi. Cân nặng thấp dưới 45kg, chiếm 34,8%. Cân nặng, chỉ số khối cơ thể, phần trăm mỡ cơ thể (%BF) và khối lượng mỡ (FM) có sự thay đổi theo lớp tuổi tăng dần; %BF và FM nhóm 15-19 tuổi là thấp nhất tương ứng (23,7% và 10,9kg) và nhóm 30-35 tuổi cao nhất tương ứng (29,1% và 15,2kg). Tỷ lệ SDD thấp còi và CED còn cao ở PNTSĐ, đặc biệt là nhóm tuổi 15-24 tuổi do vậy cần can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho PNTSĐ tại các xã nghèo, ưu tiên nhóm tuổi dưới 25 tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dekker LH, Mora-Plazas M, Marín C et al. Stunting Associated with Poor Socioeconomic and Maternal Nutrition Status and Respiratory Morbidity in Colombian Schoolchildren. Food and Nutrition Bulletin, 2010; 31(2): 242 - 250.
2. Viện Dinh dưỡng. Báo cáo sơ bộ kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020. Hội nghị Công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng, 2021.
3. Đinh Thị Phương Hoa, Lê Thị Hợp, Phạm Thị Thúy Hòa. Thực trạng thiếu máu, tình trạng dinh dưỡng và nhiễm giun ở phụ nữ 20-35 tuổi tại xã thuộc huyện Lục Nam, Bắc Giang. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 2012; 8(1): 39-46.
4. Ferede A, Lemessa F, Tafa M, Sisay S. The prevalence of malnutrition and its associated risk factors among women of reproductive age in Ziway Dugda district, Arsi Zone, Oromia Regional State, Ethiopia. Public Health, 2017; 152: 1-8.
5. Viện Dinh dưỡng, Báo cáo kết quả điều tra dinh dưỡng toàn quốc hàng năm cập nhật đến 2019. Website: http://viendinhduong.vn, 2021.
6. Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân, Lê Danh Tuyên. Tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc cơ thể của phụ nữ tuổi sinh đẻ người H’Mông tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Tình hình dinh dưỡng chiến lược can thiệp 2011-2015 và định hướng 2016-2020 Nhà xuất bản Y học, 2017; 104-111.
7. Petry N, Al-Mamary S A, Woodruff BA, Alghannami S. National Prevalence of Micronutrient Deficiencies, Anaemia, Genetic Blood Disorders and Over- and Undernutrition in Omani Women of Reproductive Age and Preschool Children. Sultan Qaboos University Med J, 2020; 20(2): e151–164.
8. Sladjana R, Milivej D, Marina DN, Nadja V. Profile and reference values for body fat and skeletal muscle mass percent at females, aged from 18.0 to 69.0, measured by Multichannel Segmental Bioimpedance method: Serbian population study. Int. J. Morphol, 2019; 37(4): 1286-1293.