GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ BÃO HÒA OXY TĨNH MẠCH TRUNG TÂM TRONG DỰ ĐOÁN KHẢ NĂNG THÔI THỞ MÁY Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP PHẢI THÔNG KHÍ NHÂN TẠO XÂM NHẬP

Đức Mạnh Hồ 1,, Minh Tuấn Phạm 2
1 Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khả năngdự đoán thất bại thôi thở máy (TTM) của chỉ số bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm (ScvO2) ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp (NMCT) nặng phải thông khí nhân tạo xâm nhập (TKNTXN) >72 giờ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu tiến hành tại khoa hồi sức tim mạch C1 bệnh viện Bạch Mai trên nhóm bệnh nhân NMCT phải thiết lập TKNTXN có thời gian thở máy >72 giờ, đã đủ tiêu chuẩn TTM và được bác sĩ điều trị quyết định thực hiện thử nghiệm thở tự nhiên (TNTTN). Bệnh nhân sẽ được thu thập các thông tin về lâm sàng, cận lâm sàng đồng thời thực hiện lấy 2 mẫu khí máu tĩnh mạch trung tâm vào 2 thời điểm ngay trước (T1) và phút thứ 30 (T2) của TNTTN. Kết quả: Có 25 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 14 bệnh nhân TTM thành công và 11 bệnh nhân TTM thất bại. ScvO2 và tần số tim ở thời điểm T2 khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (69.87±3.9% và 63.84±6.54%; p=0.009; 103.5 (99.5-107) và 111.0 (106-113); p=0.008). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy mức giảm ScvO2 lớn hơn 4.5% có khả năng dự đoánthất bại của quá trình TTM với độ nhạy là 72.7%, độ đặc hiệu là 85.7%. Kết luận: Sự sụt giảm của chỉ số ScvO2(%) giữa 2 thời điểm ngay trước và phút thứ 30 trong quá trình thực hiện TNTTN có thể dự đoán khả năng thất bại TTM ở bệnh nhân NMCT nặng phải thở máy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Epstein, S. K.; Ciubotaru, R. L. Independent Effects of Etiology of Failure and Time to Reintubation on Outcome for Patients Failing Extubation. Am. J. Respir. Crit. Care Med.1998, 158 (2), 489–493.
2. Alviar, C. L.; Miller, P. E.; McAreavey, D.; Katz, J. N.; Lee, B.; Moriyama, B.; Soble, J.; van Diepen, S.; Solomon, M. A.; Morrow, D. A. Positive Pressure Ventilation in the Cardiac Intensive Care Unit. J. Am. Coll. Cardiol.2018, 72 (13), 1532–1553.
3. Boles, J.-M.; Bion, J.; Connors, A.; Herridge, M.; Marsh, B.; Melot, C.; Pearl, R.; Silverman, H.; Stanchina, M.; Vieillard-Baron, A.; Welte, T. Weaning from Mechanical Ventilation. Eur. Respir. J.2007, 29 (5), 1033–1056.
4. Vignon, P. Cardiovascular Failure and Weaning. Ann. Transl. Med.2018, 6 (18), 354–354.
5. Teixeira, C.; da Silva, N. B.; Savi, A.; Vieira, S. R. R.; Nasi, L. A.; Friedman, G.; Oliveira, R. P.; Cremonese, R. V.; Tonietto, T. F.; Bressel, M. A. B.; Maccari, J. G.; Wickert, R.; Borges, L. G. Central Venous Saturation Is a Predictor of Reintubation in Difficult-to-Wean Patients. Crit. Care Med.2010, 38 (2), 491–496.
6. Walley, K. R. Use of Central Venous Oxygen Saturation to Guide Therapy. Am. J. Respir. Crit. Care Med.2011, 184 (5), 514–520.
7. Jubran, A.; Mathru, M.; Dries, D.; Tobin, M. J. Continuous Recordings of Mixed Venous Oxygen Saturation during Weaning from Mechanical Ventilation and the Ramifications Thereof. Am. J. Respir. Crit. Care Med.1998, 158 (6), 1763–1769.
8. MacIntyre, N. R.; Cook, D. J.; Ely, E. W.; Epstein, S. K.; Fink, J. B.; Heffner, J. E.; Hess, D.; Hubmayer, R. D.; Scheinhorn, D. J.; American College of Chest Physicians; American Association for Respiratory Care; American College of Critical Care Medicine. Evidence-Based Guidelines for Weaning and Discontinuing Ventilatory Support: A Collective Task Force Facilitated by the American College of Chest Physicians; the American Association for Respiratory Care; and the American College of Critical Care Medicine. Chest2001, 120 (6 Suppl), 375S-95S.
9. Liu, J.; Shen, F.; Teboul, J.-L.; Anguel, N.; Beurton, A.; Bezaz, N.; Richard, C.; Monnet, X. Cardiac Dysfunction Induced by Weaning from Mechanical Ventilation: Incidence, Risk Factors, and Effects of Fluid Removal. Crit. Care2016, 20 (1)