KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI NGỰC BỤNG CẮT THỰC QUẢN VÉT HẠCH LÀM MIỆNG NỐI BẰNG STAPLER THẲNG Ở CỔ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THỰC QUẢN TẠI BỆNH VIỆN K

Đoàn Trọng Tú1,, Nguyễn Văn Hải1, Khổng Văn Quang1
1 Bệnh viện K cơ sở Tân Triều

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản vét hạch làm miệng nối bằng Stapler thẳng kết hợp khâu tay ở cổ ở bệnh nhân ung thư thực quản điều trị tại Bệnh viện K. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu, gồm 74 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị ung thư thực quản trong thời gian 1 năm, từ tháng 12/2022 đến tháng 11/2023. Kết quả: Trong 74 bệnh nhân nghiên cứu, độ tuổi trung bình là 54,9 ± 8,08, 100% bệnh nhân là nam giới. Thời gian mổ trung bình là 252 ± 8 phút. Bệnh nhân có xu hướng cho ăn sớm sau phẫu thuật 3 - 4 ngày (86,5%), số ngày nằm viện sau mổ trung bình 14,2 ± 4,6 ngày (11-37 ngày). Tổng số biến chứng chung là 31,2% trong đó rò miệng nối sau mổ chiếm 8,1%, tử vong sau phẫu thuật 2,7%. Hẹp miệng nối cần nong nội soi chiếm tỉ lệ thấp là 2,7%. Kết luận: Ung thư biểu mô thực quản được phẫu thuật nội soi ngực bụng cắt thực quản vét hạch làm miệng nối bằng Stapler thẳng ở cổ được tiến hành thường quy tại Bệnh viện K cho thấy tỉ lệ hẹp miệng nối có nong nội soi chiếm tỉ lệ thấp. Cần tiến hành các nghiên cứu có nhóm đối chứng để đánh giá thêm hiệu quả điều trị của phương pháp phẫu thuật này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. H. Sung et al., “Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries,” CA Cancer J Clin, vol. 71, no. 3, pp. 209–249, May 2021, doi: 10.3322/caac.21660.
2. Phạm Đức Huấn, Nghiên cứu điều trị phẫu thuật ung thư ngực. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội; 2003.
3. Nguyễn Xuân Hoà, Nghiên Cứu Ứng Dụng Nội Soi Cắt Thực Quản và Nạo Vét Hạch Rộng Hai Vùng (Ngực- Bụng) Trong Điều Trị Ung Thư Thực Quản. Luận án Tiến sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội; 2018.
4. K. Kaneko et al., “Definitive chemoradiotherapy for patients with malignant stricture due to T3 or T4 squamous cell carcinoma of the oesophagus,” Br J Cancer, vol. 88, no. 1, pp. 18–24, Jan. 2003, doi: 10.1038/sj.bjc.6600684.
5. F. Lordick, C. Mariette, K. Haustermans, R. Obermannová, D. Arnold, and ESMO Guidelines Committee, “Oesophageal cancer: ESMO Clinical Practice Guidelines for diagnosis, treatment and follow-up,” Ann Oncol, vol. 27, no. suppl 5, pp. v50–v57, Sep. 2016, doi: 10.1093/ annonc/mdw329.
6. L. M. Brown, S. S. Devesa, and W.-H. Chow, “Incidence of adenocarcinoma of the esophagus among white Americans by sex, stage, and age,” J Natl Cancer Inst, vol. 100, no. 16, pp. 1184–1187, Aug. 2008, doi: 10.1093/jnci/djn211.
7. D. Zhou, Q.-X. Liu, X.-F. Deng, J.-X. Min, and J.-G. Dai, “Comparison of two different mechanical esophagogastric anastomosis in esophageal cancer patients: a meta-analysis,” J Cardiothorac Surg, vol. 10, p. 67, May 2015, doi: 10.1186/s13019-015-0271-4.
8. T. Kumar et al., “Completely Linear Stapled Versus Handsewn Cervical Esophagogastric Anastomosis After Esophagectomy,” Indian J Surg, vol. 80, no. 2, pp. 134–139, Apr. 2018, doi: 10.1007/s12262-018-1732-5.
9. B. Chen et al., “Modified McKeown minimally invasive esophagectomy for esophageal cancer: a 5-year retrospective study of 142 patients in a single institution,” PLoS One, vol. 8, no. 12, p. e82428, 2013, doi: 10.1371/journal.pone. 0082428.
10. T. Järvinen, J. Cools-Lartigue, E. Robinson, J. Räsänen, and I. Ilonen, “Hand-sewn versus stapled anastomoses for esophagectomy: We will probably never know which is better,” JTCVS Open, vol. 7, pp. 338–352, Sep. 2021, doi: 10.1016/j.xjon.2021.07.021.