KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TRẬT KHỚP CÙNG ĐÒN BẰNG NẸP MÓC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị trật khớp cùng đòn bằng nẹp móc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 45 bệnh nhân bị trật khớp cùng đòn được phẫu thuật cố định khớp cùng đòn bằng nẹp móc tại khoa chấn thương chi trên và vi phẫu thuật – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 01/2021-06/2024. Kết quả: Tuổi trung bình là 41,56 ± 12,53 tuổi, >60 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất 6,7% và 75,6% là bệnh nhân nam giới. Nguyên nhân chủ yếu là tai nạn giao thông chiếm 73,3%. Theo phân độ Roockwood độ III và độ V thường gặp nhất chiếm 82,2%. Đa số bệnh nhân liền vết mổ kì đầu, có 01 bệnh nhân nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 2,2% và 01 bệnh nhân bị bật nẹp sau mổ chiếm 2,2%. Biên độ vận động khớp vai >160º chiếm 28,6%, 120-160º chiếm 71,6%, không có bệnh nhân nào vận động <120º. Kết quả xa theo thang điểm Constant điểm trung bình là 86,06 ± 9,45. Biến chứng thoái hóa khớp cùng đòn 5/35 BN (14,3%), tiêu đầu ngoài xương đòn 2/35 BN (5,7%), hẹp khoang dưới mỏm cùng vai 1/35 BN (2,9%) thoái hóa khớp cùng đòn và tiêu đầu ngoài xương đòn 5/35 BN (14,3%). Kết luận: Phẫu thuật điều trị trật khớp cùng đòn bằng nẹp móc cho phép vận động sớm, phục hồi chức năng tốt. Tuy nhiên cần lựa chọn loại nẹp phù hợp với giải phẫu và thời gian tháo nẹp sớm để hạn chế các biến chứng có thể sảy ra.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trật khớp cùng đòn, nẹp móc
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Ngọc Hân và Nguyễn Tiến Thành (2018), "Nhận xét kết quả phẫu thuật sai khớp cùng đòn", Tạp chí Y - Dược học quân sự, tr. 57-62.
3. Nguyễn Văn Lượng và Nguyễn Năng Giỏi (2024), "Kết quả và biến chứng phẫu thuật cố định sai khớp cùng đòn cấp tính bằng nẹp móc.", Y Học Việt Nam. 536(2)tr. 66-69.
4. Phan Văn Ngọc và các cộng sự. (2014), "Đánh giá kết quả phẫu thuật trật khớp cùng đòn bằng nẹp móc tại bệnh viện Saigon ITO", Tạp chí chấn thương chỉnh hình Việt Nam.Số đặc biệt, tr.201-206.
5. P. Hemmann và các cộng sự. (2020), "Acromioclavicular joint separation treated with clavicular hook plate: a study of radiological and functional outcomes", Arch Orthop Trauma Surg. 141(4), tr. 603-610.
6. D. Jafary và các cộng sự. (2014), "Clinical and radiological results of fixation of acromioclavicular joint dislocation by hook plates retained for more than five months", Trauma monthly(19(2)), tr. 7464-7472.
7. N. Kumar và V. Sharma (2015), "Hook plate fixation for acute acromioclavicular dislocations without coracoclavicular ligament reconstruction: a functional outcome study in military personnel", Strategies Trauma Limb Reconstr.10(2), tr. 79-85.
8. Thietje R. Kienast B., Queitsch C., et al. (2011), "Mid-term results after operative treatment of rockwood grade III-V acromioclavicular joint dislocations with an AC-hook-plate", Eur J Med Res(16), tr. 52-56.
9. G. Li và các cộng sự. (2018), "Fifteen-degree clavicular hook plate achieves better clinical outcomes in the treatment of acromioclavicular joint dislocation",J Int Med Res.46(11), tr.4547-4559.