SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA DELTA CHO MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HÓA SINH

Thị Chi Mai Trần 1, Thị Tùy Châu Nguyễn 2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kiểm tra delta (Delta check) là phương pháp kiểm soát chất lượng so sánh kết quả xét nghiệm hiện tại và kết quả trước đây của cùng một bệnh nhân phát hiện xem sự khác biệt giữa hai kết quả có vượt quá các tiêu chí được xác định trước hay không. Kiểm tra delta đảm bảo phát hiện các lỗi giai đoạn trước xét nghiệm, lỗi sao chép và lỗi ngẫu nhiên không thể phát hiện được bằng các phương pháp kiểm soát chất lượng thường được sử dụng, do đó cải thiện độ tin cậy của các xét nghiệm. Nghiên cứu được tiến hành nhằm so sánh phân bố số liệu của khác biệt delta và thay đổi phần trăm delta cho một số xét nghiệm hoá sinh trên bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Thu thập các cặp kết quả xét nghiệm của bệnh nhân được tiến hành trên cùng một máy hóa sinh tự động. Phân bố khác biệt delta ở các mức phân vị trên bệnh nhân nội trú của xét nghiệm Glucose, AST, ALT, Natri, Kali, Clo, Canxi lớn hơn so với trên bệnh nhân ngoại trú. Với xét nghiệm Urê và Creatinin, phân bố khác biệt delta trên bệnh nhân nội và ngoại trú có xu hướng tương tự nhau. Khi so sánh với bệnh nhân nội trú, phân vị thứ 50, 95, 97.5 và 99 của thay đổi phần trăm delta của các xét nghiệm urê, creatinin, glucose, canxi trên bệnh nhân ngoại trú nhỏ hơn; trong khi AST, ALT, Natri, Kali, Clo lại có xu hướng ngược lại. Kết quả này cho thấy việc phân chia bệnh nhân thành nhóm nội trú và ngoại trú là thích hợp để xác định các ngưỡng kiểm tra delta phù hợp cho mỗi đối tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bonini, P., et al., Errors in laboratory medicine. Clin Chem, 2002. 48(5): p. 691-8.
2. Snydman, L.K., et al., Voluntary electronic reporting of laboratory errors: an analysis of 37,532 laboratory event reports from 30 health care organizations. Am J Med Qual, 2012. 27(2): p. 147-53.
3. Kazmierczak, S.C., Laboratory quality control: using patient data to assess analytical performance. Clin Chem Lab Med, 2003. 41(5): p. 617-27.
4. Straseski, J.A. and F.G. Strathmann, Patient data algorithms. Clin Lab Med, 2013. 33(1): p. 147-60.
5. Nosanchuk, J.S. and A.W. Gottmann, CUMS and delta checks. A systematic approach to quality control. Am J Clin Pathol, 1974. 62(5): p. 707-12.
6. Wheeler, L.A. and L.B. Sheiner, A clinical evaluation of various delta check methods. Clin Chem, 1981. 27(1): p. 5-9.
7. Park S, Kim S-Y, Lee W, Chun S, Min W-K. New Decision Criteria for Selecting Delta Check Methods Based on the Ratio of the Delta Difference to the Width of the Reference Range Can Be Generally Applicable for Each Clinical Chemistry Test Item. Annals of laboratory medicine. 2012; 32:345-354.
8. Kim, J.W., J.Q. Kim, and S.I. Kim, Differential application of rate and delta check on selected clinical chemistry tests. J Korean Med Sci, 1990. 5(4): p. 189-95.
9. Lacher, D.A. and D.P. Connelly, Rate and delta checks compared for selected chemistry tests. Clin Chem, 1988. 34(10): p. 1966-70.