KẾT QUẢ THAY HUYẾT TƯƠNG CHO BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG GUILLIAN – BARRÉ VÀ NHƯỢC CƠ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Chu Quang Liên1, Nguyễn Tất Thành1,2, Nguyễn Văn Ánh2, Hoàng Bùi Hải1,2,
1 Trường Đại học Y Hà nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, hiệu quả của liệu pháp thay huyết tương và một số biến chứng có thể gặp trong quá trình điều trị cho nhóm bệnh nhân nhược cơ và Guillain- Barré. Phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả,hồi cứu các bệnh án. Kết quả: Có 45 bệnh nhân, trong đó có 32 Guillain-Barré (71,1%) và 13 bệnh nhân nhược cơ (28,9%). Tỉ lệ nam/nữ là 22/23; 237 cuộc thay huyết tương: 114 cuộc bằng huyết tương tươi động lạnh và 123 cuộc bằng albumin 5%; cơ lực của các nhóm cơ chính đều cải thiện sau đợt điều trị; 26/237(11%) trường hợp phản vệ, trong đó có 23 trường hợp thay bằng huyết tương tươi đông lạnh xuất hiện phản vệ ở các mức độ và phải chuyển sang albumin 5%, 7 trường hợp bắt buộc phải dừng thủ thuật do phản vệ; các biến chứng khác gặp với tỉ lệ ít hơn: viêm phổi (17,8%), nhiễm trùng catheter (4,2%), chảy máu có ý nghĩa (2,1%), tắc quả lọc (0,8%). Ở nhóm Guillain- Barré: tỉ lệ phải thông khí xâm nhập là 6/32; số cuộc thay huyết tương trung bình là 5,3±0,9; tỉ lệ cải thiện nhiều theo điểm Hughes chiếm 87,5%. Ở nhóm bệnh nhân nhược cơ: tỉ lệ phải thông khí xâm nhập là 7/13; số cuộc thay huyết tương trung bình là 5,3±1,6; tỉ lệ cải thiện nhiều theo điểm MGC là 92%. Kết luận: Thay huyết tương cải thiện tình trạng yếu cơ ở bệnh nhân Nhược cơ và Guillian-Barré. Thay huyết tương có tính an toàn cao, biến chứng hay gặp là phản vệ, đa số là phản vệ mức độ nhẹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kraker J, Živković SA. Autoimmune Neuromuscular Disorders. Curr Neuropharmacol. 2011;9(3): 400-408. doi:10.2174/ 157015911796558000
2. Brettle RP, Gross M, Legg NJ, Lockwood M, Pallis C. Treatment of Acute Polyneuropathy by Plasma Exchange. The Lancet. 1978;312(8099): 1100. doi:10.1016/S0140-6736(78)91837-8
3. Olarte MR, Schoenfeldt RS, Penn AS, Lovelace RE, Rowland LP. Effect of Plasmapheresis in Myasthenia Gravis 1978-1980. Ann N Y Acad Sci. 1981;377(1):725-728. doi:10.1111/j.1749-6632.1981.tb33770.x
4. Padmanabhan A, Connelly-Smith L, Aqui N, et al. Guidelines on the Use of Therapeutic Apheresis in Clinical Practice – Evidence-Based Approach from the Writing Committee of the American Society for Apheresis: The Eighth Special Issue. J Clin Apheresis. 2019;34(3):171-354. doi:10.1002/jca.21705
5. Nguyễn Công Tấn. (2013). Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp thay thế huyết tương trong cấp cứu hội chứng Guillain-Barré. Viện Nghiên cứu Khoa học Dược Lâm Sàng 108.
6. Koningsveld R van, Steyerberg EW, Hughes RA, Swan AV, Doorn PA van, Jacobs BC. A clinical prognostic scoring system for Guillain-Barré syndrome. Lancet Neurol. 2007;6(7):589-594. doi:10.1016/S1474-4422(07)70130-8
7. Burns TM, Conaway M, Sanders DB. The MG Composite: A valid and reliable outcome measure for myasthenia gravis. Neurology. 2010;74(18): 1434. doi:10.1212/WNL.0b013e3181dc1b1e
8. Thông tư 51/2017/TT-BYT Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ - Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBQPPL - Bộ Y tế. Truy cập ngày 20 tháng 7, 2024. https://vbpl.vn/boyte/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=128248
9. Trần Đình Trung. (2018). Đánh giá hiệu quả phương pháp thay huyết tương bằng dịch thay thế albumin 5% trong điều trị hội chứng Guillain-Barré. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Nguyễn Gia Bình. (2011). Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật lọc máu hiện đại trong cấp cứu, điều trị một số bệnh.