ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ HẸP ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BÓC NỘI MẠC Ở BỆNH NHÂN CÓ NGUY CƠ PHẪU THUẬT CAO
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị sớm và trung hạn hẹp động mạch cảnh trong bằng phuơng pháp bóc nội mạc ở bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật cao. Phương pháp: Sử dụng bệnh án của bệnh viện, thu thập các dữ liệu về lâm sàng, cận lâm sàng, phương pháp phẫu thuật, giải phẫu bệnh lý, các thông tin về điều trị và theo dõi từ lúc bệnh nhân nhập viện để phẫu thuật cho đến khi bệnh nhân xuất viện. Liên lạc với thân nhân và bệnh nhân qua điện thoại để thu thập số liệu theo mẫu sau khi tái khám. Kết quả: Thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình trong nghiên cứu là 3,5 ± 1,1 ngày. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật ngắn nhất là 2 ngày, lâu nhất là 7 ngày. Có 1 trường hợp tai biến mạch máu não trong thời gian hậu phẫu, chiếm tỷ lệ 3,3%, không ghi nhân trường hợp nào có chảy máu sau mổ, tụ máu vết mổ, nhiễm trùng vết mổ, tổn thương các dây thần kinh sọ, nhồi máu cơ tim hay tử vong. Kết quả thành công về phẫu thuật chiếm tỷ lệ 96,7%, phẫu thuật không thành công có 1 trường hợp chiếm tỷ lệ 3,3% do tai biến mạch máu não. Có 26 bệnh nhân được theo dõi trung hạn, có 4 bệnh nhân mất theo dõi. Thời gian theo dõi lâu nhất là 44 tháng, ngắn nhất là 10 tháng. Đến cuối tháng 09/2023, thời gian theo dõi trung vị là 29 tháng. Trong 26 trường hợp được theo dõi trung hạn, không có trường hợp nào phải phẫu thuật lại do hẹp lại động mạch cảnh cùng bên đã được phẫu thuật trước đó. Các trường hợp theo dõi được đánh giá bằng siêu âm động mạch cảnh, ghi nhận: 21 trường hợp (80,8%) không thấy hẹp lại động mạch cảnh, 5 trường hợp (19,2%) có hẹp động mạch cảnh cùng bên phẫu thuật nhưng tất cả đều hẹp dưới 50%. Trong 26 trường hợp được theo dõi trung hạn, không có bệnh nhân nào tử vong do nguyên nhân tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim. Kết luận: Tắc động mạch cảnh trong đối bên chiếm đa số các bệnh nhân nguy cơ phẫu thuật cao, còn lại là tuổi ≥ 80, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng. Không có bệnh nhân nào có bệnh tim mạch nặng, xạ trị vùng cổ hay tiền sử có bóc nội mạc động mạch cảnh trong cùng bên phẫu thuật. Phần lớn bệnh nhân có triệu chứng hẹp động mạch cảnh khi nhập viện và có hẹp nặng động mạch cảnh trên CTA. Chỉ có 1 trường hợp tai biến mạch máu não, không có trường hợp nào nhồi máu cơ tim hoặc tử vong sau phẫu thuật. Tỷ lệ thành công về phẫu thuật cao. Không ghi nhận trường hợp có biến chứng trong thời gian theo dõi trung hạn
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: hẹp động mạch cảnh trong, phương pháp bóc nội mạc, bệnh nhân có nguy cơ phẫu thuật cao.
Tài liệu tham khảo
2. Droz NM, Lyden SP, Smolock CJ, Rowse JW, Kirksey L, Caputo FJ. Carotid endarterectomy remains safe in high-risk patients. J Vasc Surg. May 2021;73(5): 1675-1682.e4. doi:10.1016/ j.jvs.2020.08.149.
3. Yadav JS, Wholey MH, Kuntz RE, et al. Protected Carotid-Artery Stenting versus Endarterectomy in High-Risk Patients. New England Journal of Medicine. 2004;351(15):1493-1501. doi:10.1056/NEJMoa040127.
4. Đỗ Kim Quế, Đào Hồng Quân. Phẫu thuật bóc lớp trong động mạch cảnh: kinh nghiệm 1200 trường hợp tại một trung tâm. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam. 02/01 2021;30:83-89. doi:10.47972/vjcts.v30i.478
5. Gates L, Botta R, Schlosser F, et al. Characteristics that define high risk in carotid endarterectomy from the Vascular Study Group of New England. Journal of Vascular Surgery. 2015/10/01/ 2015;62(4):929-936. doi:https://doi. org/10.1016/j.jvs.2015.04.398
6. Mozes G, Sullivan TM, Torres-Russotto DR, et al. Carotid endarterectomy in sapphire-eligible high-risk patients: implications for selecting patients for carotid angioplasty and stenting. Journal of Vascular Surgery. 2004/05/01/ 2004;39(5):958-965. doi:https://doi.org/10.1016/ j.jvs.2003.12.037
7. Howard G, Roubin GS, Jansen O, et al. Association between age and risk of stroke or death from carotid endarterectomy and carotid stenting: a meta-analysis of pooled patient data from four randomised trials. Lancet. Mar 26 2016;387(10025): 1305-11. doi:10.1016/s0140-6736 (15)01309-4
8. Nejim B, Dakour Aridi H, Locham S, Arhuidese I, Hicks C, Malas MB. Carotid artery revascularization in patients with contralateral carotid artery occlusion: Stent or endarterectomy? J Vasc Surg. Dec 2017;66(6):1735-1748.e1. doi:10.1016/j.jvs.2017.04.055