KẾT QUẢ VI PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ CO GIẬT NỬA MẶT TẠI BỆNH VIỆN XANH PÔN HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh xung đột mạch máu với dây thần kinh số VII trên phim chụp cộng hưởng từ sọ não và kết quả vi phẫu giải ép trong điều trị co giật nửa mặt. Đối tượng và phương pháp: 15 bệnh nhân được chẩn đoán co giật nửa mặt bằng các triệu chứng lâm sàng và hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não. Kết quả: 4 bệnh nhân nam và 11 bệnh nhân nữ. Triệu lâm sàng co giật mặt xảy ra ở bên phải gặp ở 8 trường hợp, 7 bệnh nhân có triệu chứng ở mặt bên trái. Định danh mạch máu gây xung đột bao gồm động mạch tiểu não trước dưới ở 7 bệnh nhân, động mạch tiểu não sau dưới ở 4 bệnh nhân, động mạch thân nền ở 3 bệnh nhân và động mạch tiểu não trên là 1 bệnh nhân. Triệu chứng hết co giật mặt sau mổ gặp với 9 trường hợp, giảm triệu chứng gặp ở 6 bệnh nhân. Theo dõi sau 6 tháng, hết co giật mặt là 9 trường hợp, giảm triệu chứng 5 và 01 trường hợp bị co giật tái phát. Kết luận: Vi phẫu thuật giải ép mạch máu thần kinh là một kỹ thuật hiệu quả trong điều trị co giật mặt do nguyên nhân xung đột mạch máu vùng góc cầu tiểu não với dây thần kinh số VII. Để nâng cao kết quả điều trị, phẫu thuật viên cần số lượng bệnh nhân đủ nhiều để tích lũy kinh nghiệm, cũng như có thể cân nhắc việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ như nội soi hoặc theo dõi thần kinh trong mổ
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Co giật nửa mặt, vi phẫu thuật giải ép mạch máu thần kinh
Tài liệu tham khảo
2. Donahue JH, Ornan DA, Mukherjee S. Imaging of Vascular Compression Syndromes. Radiol Clin North Am. 2017;55(1):123-38.
3. Lê Trần Minh Sử, Nguyễn Phong. Phẫu thuật giải ép vi mạch trong điều trị co giật nửa mặt: kết quả phẫu thuật 39 bệnh nhân. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 2012;16(4):6.
4. Phạm Hoàng Anh, Dương Đại Hà. Kết quả điều trị vi phẫu thuật bệnh lý co giật mặt với nội soi hỗ trợ tại Bệnh viện Việt Đức. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023;162(1):8.
5. Peng W, Zhao R, Guan F, Liang X, Jing B, Zhu G, et al. Fully endoscopic microvascular decompression for the treatment of hemifacial spasm, trigeminal neuralgia, and glossopharyngeal neuralgia: a retrospective study. BMC Surg. 2023;23(1):331.
6. Chaudhry N, Srivastava A, Joshi L. Hemifacial spasm: The past, present and future. J Neurol Sci. 2015;356(1-2):27-31.
7. Campos-Benitez M, Kaufmann AM. Neurovascular compression findings in hemifacial spasm. J Neurosurg. 2008;109(3):416-20.
8. Park JS, Kong DS, Lee JA, Park K. Hemifacial spasm: neurovascular compressive patterns and surgical significance. Acta Neurochir (Wien). 2008;150(3):235-41; discussion 41.