THIẾU KẼM VẤN ĐỀ Ý NGHĨA SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐỂ TẠI MỘT TỈNH VÙNG TÂY BẮC BỘ, NĂM 2018
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Trong nhiều thập kỷ qua, thiếu kẽm là một tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất ở Việt Nam. Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 809 phụ nữ 15 - 35 tuổi tại Sơn La, thuộc khu vực Tây Bắc Bộ để xác định tình trạng thiếu kẽm và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ 15 - 35 tuổi là 86,8%. Nồng độ kẽm huyết thanh trung bình là 9,56 ± 1,5 μmol/L. Tỷ lệ thiếu kẽm ở nhóm 15 - 24 là 84,0% thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm 25 - 35 tuổi (89,1%). Có tương quan thuận chiều giữa nồng độ hemoglobin và retinol huyết thanh với nồng độ kẽm huyết thanh (p < 0,01). Thiếu năng lượng trường diễn, tình trạng vitamin A và tiền sử sốt có liên quan đối với tình trạng thiếu kẽm (p<0,05). Thiếu kẽm là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tỉnh Sơn La, cần có giải pháp tích cực và tổng thể trong cải thiện tình trạng thiếu kẽm nói riêng và phối hợp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng nói chung tại các vùng miền núi, đặc biệt vùng nghèo, vùng khó khăn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
thiếu kẽm, thiếu vi chất dinh dưỡng, phụ nữ tuổi sinh đẻ, yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
2. Engle-Stone R, Ndjebayi AO. Stunting prevalence, plasma zinc concentrations, and dietary zinc intakes in a nationally representative sample suggest a high risk of zinc deficiency among women and young children in Cameroon. The Journal of Nutrition. 2014; 144(3): 382-91.
3. Laillou A, Pham TV et al. Micronutrient deficits are still public health issues among women and young children in Vietnam. PLoS One 2012; 7, e34906
4. Viện Dinh dưỡng. Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em 6 - 59 tháng tại vùng thành thị, nông thôn và miền núi năm 2014 - 2015. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Viện 2015.
5. Viện Dinh dưỡng. Báo cáo sơ bộ kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020. 2021.
6. Read SA, Obeid S. The Role of Zinc in Antiviral Immunity. Adv Nutr, 2019. 10(4): 696-710.
7. Morais JBS, Severo JS et al. Association between Cortisol, Insulin resistance and Zinc in obesity: a Mini-Review. Biological Trace Element Research, 2019. 191: 323–330.
8. Christian P, West KPJ, Interactions between zinc and vitamin A: an update. Am J Clin Nutr, 1998. 68: p. 435S-441S.