ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGẮN HẠN ỨNG DỤNG QUY TRÌNH TĂNG CƯỜNG HỒI PHỤC SAU PHẪU THUẬT (ERAS) TRONG PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Thiện Trí1, Phan Quang Thuận2, Nguyễn Hoàng Định1,2,
1 Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả ngắn hạn ứng dụng quy trình tăng cường hồi phục sau phẫu thuật ERAS trên bệnh nhân phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn qua đường mở ngực nhỏ. Phương pháp: Nghiên cứu quan sát mô tả loạt ca, tiến cứu trên 45 bệnh nhân mắc bệnh lý van hai lá, có chỉ định phẫu thuật sửa hoặc thay van hai lá bằng phương pháp mở ngực ít xâm lấn từ tháng 1 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024 tại bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, được chia thành 2 nhóm: nhóm thực hiện quy trình ERAS và nhóm không thực hiện quy trình ERAS. Kết quả: Trong 45 bệnh nhân nghiên cứu, tỷ lệ nam:nữ là 0,67:1, độ tuổi trung bình là 51,6 ± 10,7. Thời gian thở máy sau phẫu thuật trung bình ở nhóm tuân thủ là 8,4 ± 10,7 giờ, ở nhóm không thực hiện là 16,9 ± 22,2 giờ, với p=0,0145. Thời gian nằm hồi sức sau phẫu thuật trung ở nhóm tuân thủ là 63,6 ± 32,4 giờ, ở nhóm không thực hiện là 85,7 ± 39,2 giờ, p=0,0489. Thời gian nằm viện trung bình ở nhóm tuân thủ là 13,8 ± 4,1 ngày, ở nhóm không thực hiện là 16,8 ± 4,5 ngày, p=0,0257. Thời gian thở máy qua nội khí quản, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện ở nhóm có thực hiện quy trình ERAS thấp hơn ở nhóm không thực hiện, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Quy trình ERAS an toàn và khả thi, giúp làm giảm thời gian thở máy sau phẫu thuật, giảm thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ljungqvist O, Scott M, Fearon KC. Enhanced recovery after surgery: a review. JAMA Surg. 2017;152(3):292-298.
2. Iwan P. Sofjan , Amy McCutchan. Anesthetic management for enhanced recovery after cardiac surgery (ERACS). National Center for Biotechnology Information. January 29, 2023.
3. Otto CM, Nishimura RA, Bonow RO. 2020 ACC/AHA Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Circulation. Feb 2 2021;143(5):e112-e118.
4. Kubitz JC, Schulte-Uentrop L, Zoellner C. Establishment of an enhanced recovery after surgery protocol in minimally invasive heart valve surgery. PLoS ONE.2020;15(4): e0231378.
5. Gebauer A, Konertz J, Petersen J. The impact of a standardized Enhanced Recovery After Surgery (ERAS) protocol in patients undergoing minimally invasive heart valve surgery. PLoS ONE.2023;18(3):e0283652.
6. Li M, Zhang J, Gan TJ. Enhanced recovery after surgery pathway for patients undergoing cardiac surgery: a randomized clinical trial. Eur J Cardiothorac Surg .2018;54:491–7.
7. Dunning J, Nagendran M, Alfieri OR. Guideline for the surgical treatment of atrial fibrillation. Eur J Cardio-thoracic Surg.2013;44(5):777–91
8. Lopez-Delgado JC, Munoz-Del Rio G, Flordelis-Lasierra JL. Nutrition in Adult Cardiac Surgery: Preoperative Evaluation, Management in the Postoperative Period, and Clinical Implications for Outcomes. J Cardiothorac Vasc Anesth. 2019;33(11):3143-3162.