HIỆU QUẢ CAN THIỆP BỔ SUNG VITAMIN D CẢI THIỆN TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI AN LÃO, HẢI PHÒNG NĂM 2017

Thị Ngọc Yến Nguyễn 1,, Thị Thủy Vũ 1, Văn Thức Đinh 2
1 Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
2 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả cải thiện nồng độ vitamin D và tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp bằng bổ sung vitamin D liều 500 IU hàng ngày trong thời gian 1 năm. Đối tượng và phương pháp. Đối tượng gồm 164 trẻ chia thành 2 nhóm can thiệp và nhóm chứng mỗi nhóm 82 đối tượng. Phương pháp nghiên cứu can thiệp cộng đồng, đánh giá trước sau có đối chứng. Kết quả và kết luận. Sau can thiệp nồng độ vitamin D trung bình của nhóm can thiệp tăng thêm 5,54 ng/ml so với của nhóm chứng là 1,38ng/ml, nồng độ vitamin D trung bình tăng thêm là 4,16ng/ml. Can thiệp vitamin D đã làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp ở nhóm can thiệp được 37,2% so với nhóm chứng là 20,7%, tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp của nhóm can thiệp giảm hơn nhóm chứng là 22,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Xuân Hùng (2020), Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả can thiệp ở trẻ 12 đến 36 tháng tuổi tại huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên năm 2017”, Luận án tiến sỹ Y học, Trường đại học Y Dược Hải Phòng.
2. Trần Quỵ (2013), “Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính”, Bài giảng nhi khoa tập 1 – Nhà xuất bản y học Hà Nội, trang 380-389.
3. Adebola E. Orimadegun et al (2020), “A systematic review and meta-analysis of sex defferences in morbidity and mortality of acute lower respiratory tract infections among african children”, J Pediatr Rev, 8(2):65-78. doi:10.32598/jpr.8.2.65.
4. David A McAllister et al (2019), “Global, regional, and national estimates of pneumonia morbidity and mortality in children younger than 5 years between 2000 and 2015: a systematic analysis”, Lancet Glob Health, 7(1):e47-e57.doi:10.1016/S2214-109X(18)304408-X.
5. Giuseppe Saggesse et al (2018), “Vitamin D in pediatric age: consensus of the Italian Pediatric Society and the Italian Society of Preventive and social Pediatric, jointly with the Italian Federation of Pediatricians”, Ital K Padiatr, 44:51. doi:10.1186/s13052-018-0488-7.
6. Giustina A và CS (2020), “Consensus statement from 2nd International conference on controversies in vitamin D”, Rev Endocr Metab Disord, 21(1):89-116. doi:10.1007/s11154-019=09532-w.
7. Heike A Bischoff - Ferrari et al (2006), "Estimation of optimal serum concentrations of 25 - hydroxyvitamin D for multiple health outcomes", Am J Clin Nutr. 84 (1): 18 - 28.
8. Holick F Michael (2007), “The vitamin D deficiency pandemic: Approach for diagnosis, treatment and prevention”, Rev Endocr Metab Disord, 18(2):153-165. doi: 10.1007/s11154-017-9424-1.
9. Holick MF and Tai C Chen (2008), "Vitamin D deficiency: a worldwide problem with health consequences", Am J Clin Nutr. 87 (4): 1080S - 1086S.