ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA CAN THIỆP NỘI MẠCH ĐIỀU TRỊ HẸP, TẮC ĐỘNG MẠCH DƯỚI ĐÒN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát các đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng hẹp tắc động mạch dưới đòn (HTĐMDĐ) và đánh giá kết quả sớm của can thiệp nội mạch (CTNM) trong HTĐMDĐ. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt các trường hợp thông qua tất cả hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân (BN) chẩn đoán HTĐMDĐ được điều trị CTNM tại Khoa Phẫu thuật Mạch máu Bệnh viện Chợ Rẫy từ 12/2013 đến 04/2022. Kết quả: Lâm sàng của BN HTĐM chi trên có triệu chứng thường gặp nhất là đau chi (100%), tê (84%), chênh áp 2 tay >15mmHg (72%) và mất mạch (68%). Tất cả 100% động mạch dưới đòn được ghi nhận có tổn thương tắc, hẹp tại đoạn đầu, trong đó 5 BN hẹp cả đoạn gần và đoạn giữa (20%), 01 BN hẹp tới đoạn xa (4%). Số trường hợp hẹp từ 70-95% chiếm 65,39%, 4 BN hẹp 96- 99% (15,38%) và 5 BN tắc hoàn toàn (19,23%). Can thiệp thành công ở 24 BN (96%). Các BN sau can thiệp đều có độ thông tốt, chỉ có 1 BN còn hẹp nhẹ <30% và 2 BN hẹp tồn lưu ≥30%. Về biến chứng sau khi can thiệp có 2 BN tụ máu tại vị trí đâm kim (8%). Tất cả BN can thiệp thành công đều có sự cải thiện về triệu chứng lâm sàng, tình trạng đau chi giảm đáng kể. Về triệu chứng mất mạch, 01 BN can thiệp thất bại, tất cả BN còn lại đều bắt được mạch sau khi can thiệp. Kết luận: CTNM trong HTĐMDĐ mang lại kết quả thành công cao về cả mặt cận lâm sàng và lâm sàng, với tỷ lệ biến chứng thấp và sự cải thiện rõ rệt các triệu chứng sau can thiệp, đồng thời duy trì lưu thông mạch máu hiệu quả sau một tháng can thiệp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
can thiệp nội mạch, hẹp tắc động mạch dưới đòn.
Tài liệu tham khảo
2. Potter B.J., Pinto D.S (2014). Subclavian steal syndrome. Circulation, 129(22):2320-2323.
3. Stone P.A., Srivastiva M., Campbell J.E, et al (2010). Diagnosis and treatment of subclavian artery occlusive disease. Expert review of cardiovascular therapy, 8(9):1275-1282.
4. AbuRahma A.F., Robinson P.A., Jennings T.G (2000). Carotid-subclavian bypass grafting with polytetrafluoroethylene grafts for symptomatic subclavian artery stenosis or occlusion: a 20-year experience. Journal of vascular surgery, 32(3):411-419.
5. Phạm Minh Tuấn và cộng sự (2021). Đánh giá kế quả can thiệp nội mạch ở bệnh nhân hẹp động mạch dưới đòn. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam.
6. Dobrota S., Filipović-Grčić L., Perkov D., et al (2021). Endovascular treatment of subclavian stenosis–single center experience. Rad Hrvatske akademije znanosti i umjetnosti Medicinske znanosti, 547(54-55):32-37.
7. Wang K-q, Wang Z-g, Yang B-z, et al (2010). Long-term results of endovascular therapy for proximal subclavian arterial obstructive lesions. Chinese medical journal,123(01):45-50.
8. Asil S., Eşki S., Geneş M., et al (2021). Endovascular Treatment of Subclavian Artery Stenosis: Single-Center Experience. E Journal of Cardiovascular Medicine, 9(3):136-142.