SIÊU ÂM TẠI GIƯỜNG THEO DÕI TỔN THƯƠNG NỘI SỌ SAU PHẪU THUẬT MỞ SỌ GIẢI ÉP: KINH NGHIỆM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả hình ảnh siêu âm các cấu trúc của não và một số tổn thương nội sọ ở bệnh nhân sau phẫu thuật mở sọ giải ép. Đối tượng và phương pháp: Mô tả hình ảnh siêu âm thực hiện trên 28 bệnh nhân sau mở sọ giải ép. Trong đó 20 trường hợp bệnh nhân được thực hiện đồng thời chụp CLVT và siêu âm với thời điểm thực hiện 2 kỹ thuật cách nhau không quá 24 giờ. Kích thước não thất, mức độ di lệch đường giữa, kích thước máu tụ nội sọ (6 bệnh nhân) được đo đạc và so sánh giữa 2 kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu: Hình ảnh các cấu trúc não và một số hình ảnh tổn thương nội sọ bằng kỹ thuật siêu âm tại giường được mô tả cụ thể giúp đánh giá và theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật mở sọ giải ép tại đơn vị hồi sức tích cực. Đo thước não thất, di lệch đường giữa, khối máu tụ nội sọ cho thấy sự khác biệt về kích thước trung bình khi so sánh giữa 2 phương pháp là 0,26-2,64mm và kích thước các cấu trúc được đo đạc có mối tương quan rất chặt giữa 2 kỹ thuật siêu âm và chụp CLVT (não thất bên bên phải r=0,992, p<0,001; não thất bên bên trái r=0.998, p<0.001; não thất ba r=0,997, p<0,001; não thất tư: r=0,987, p<0,001; di lệch đường giữa r=0,969, p<0,001; khối máu tụ nội sọ r=0,904, p<0,001). Kỹ thuật siêu âm doppler cũng cho phép thấy rõ và đánh giá tốt về hình ảnh các mạch máu não lớn ở nền sọ. Kết luận: Siêu âm tại giường là một phương pháp tốt, đáng tin cậy, thực sự hữu ích để đánh giá và theo dõi các bệnh nhân sau mở sọ giải ép. Do đó, kỹ thuật này nên được đào tạo và sử dụng kết hợp thường xuyên trong chăm sóc, theo dõi điều trị tích cực về hồi sức thần kinh, đặc biệt trên những bệnh nhân đã mở sọ giải ép.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Siêu âm tại giường, mở sọ giải ép
Tài liệu tham khảo
2. Stiver, S.I., Complications of decompressive craniectomy for traumatic brain injury. Neurosurg Focus, 2009. 26(6): p. E7.
3. Bendella, H., et al., Bedside Sonographic Duplex Technique as a Monitoring Tool in Patients after Decompressive Craniectomy: A Single Centre Experience. Medicina (Kaunas), 2020. 56(2).
4. Bobinger, T., H.B. Huttner, and S. Schwab, Bedside Ultrasound After Decompressive Craniectomy: A New Standard? Neurocrit Care, 2017. 26(3): p. 319-320.
5. De Bonis, P., et al., Transcranial Sonography versus CT for Postoperative Monitoring After Decompressive Craniectomy. J Neuroimaging, 2020. 30(6): p. 800-807.
6. Kobayashi, S., et al., [Clinical value of bedside ultrasonography in craniectomized patients]. Neurol Med Chir (Tokyo), 1989. 29(8): p. 740-5.