NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NT CETON Ở BN ĐTĐ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023

Lưu Ngọc Trân1,, Nguyễn Tường Vi1, Thái Bình An1, Võ Thị Phương Đài1
1 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm toan ceton do đái tháo đường cần được chẩn đoán đúng và điều trị nhanh chóng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và đánh giá kết quả điều trị nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 59 bệnh nhân đái tháo đường có nhiễm toan ceton được điều trị theo phác đồ tại Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Cần Thơ. Kết quả: Có 3053 bệnh nhân đái tháo đường nhập khoa Nội tiết từ 03/2022 đến 05/2024 gồm 59 bệnh nhiễm toan ceton (1,93%) với 13,6% bệnh nhân có mức độ nhẹ, 59,3% trung bình, mức độ nặng chiếm 27,1%, tuổi trung bình là 43,6 ± 14,6 tuổi. Có 23.7% đạt kết quả điều trị thỏa 3 tiêu chuẩn: Đường huyết ổn định, thời gian nằm viện dưới 7 ngày và không tử vong. Kiểm soát đường huyết tốt sau khi hết toan là 55,9%. Tổng số ngày nằm viện trung bình 7,1 ngày, dài nhất là 17 ngày. Thời gian nằm viện dưới 7 ngày có tỷ lệ 61%. Kết luận: Việc điều trị nhiễm toan ceton do đái tháo đường và theo dõi đường huyết, pH, HCO3-, ceton máu/niệu, điện giải đồ theo đúng phác đồ giúp đường huyết đạt mục tiêu, giảm các biến chứng do điều trị, giảm thời gian nằm viện và tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

D. D. Johnson, P. J. Palumbo, C. P. Chu (1980), "Diabetic ketoacidosis in a community-based population", Mayo Clinic proceedings, 55 (2), 83-88.
2. Vũ Thị Tuyết Ngân, Nguyễn Khoa Diệu Vân (2023), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở BN ĐTĐ typ 2 nhập viện cấp cứu”, Tạp chí Y học Việt Nam, 521 (2).
3. Lê Phúc Trường Thịnh (2022). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị BN NT ceton ĐTĐ tại khoa hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang.
4. Y. Thewjitcharoen, P. Plianpan, A. Chotjirat, et al (2019), "Clinical characteristics and outcomes of care in adult patients with diabetic ketoacidosis: A retrospective study from a tertiary diabetes center in Thailand", J Clin Transl Endocrinol, 16, 100-188.
5. Francesca Porcellati, Paolo Rossetti, Natalia Ricci Busciantella, et al (2007), "Comparison of Pharmacokinetics and Dynamics of the Long-Acting Insulin Analogs Glargine and Detemir at Steady State in Type 1 Diabetes: A double-blind, randomized, crossover study", Diabetes Care, 30 (10), 2447-2452.
6. K. Ramphul, J. Joynauth (2020), "An Update on the Incidence and Burden of Diabetic Ketoacidosis in the U.S", Diabetes Care, 43 (12), e196-e197.
7. Asres Bedaso, Zewdie Oltaye, Ephrem Geja, et al (2019), "Diabetic ketoacidosis among adult patients with diabetes mellitus admitted to emergency unit of Hawassa university comprehensive specialized hospital", BMC Research Notes, 12 (1), 137.
8. Dharma Rao Vanamali, Bickram Pradhan, Y. Mallikarjuna, et al (2012), "Clinical profile of diabetic ketoacidosis in adults", Health Renaissance, 10, 80-86.
9. A. E. Kitabchi, G. E. Umpierrez, J. M. Miles, et al (2009), "Hyperglycemic crises in adult patients with diabetes", Diabetes Care, 32 (7), 1335-1343.
10. P. Anthanont, T. Khawcharoenporn, T. Tharavanij (2012), "Incidences and outcomes of hyperglycemic crises: a 5-year study in a tertiary care center in Thailand", J Med Assoc Thai, 95 (8), 995-1002.