NỒNG ĐỘ IL-6 HUYẾT THANH THEO PHÂN NHÓM BMI VÀ ALT HUYẾT TƯƠNG Ở NGƯỜI MẮC BỆNH GAN NHIỄM MỠ KHÔNG DO RƯỢU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: nồng độ Interleukin-6 (IL-6) tăng ở người bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) có cơ chế từ hiện tượng viêm tại gan, từ đó cho thấy tiềm năng sử dụng IL-6 như một dấu ấn hỗ trợ chẩn đoán tình trạng viêm gan không do rượu. Mục tiêu: Xác định nồng độ IL-6 huyết thanh ở người mắc NAFLD và so sánh sự khác biệt nồng độ IL-6 huyết thanh theo phân nhóm BMI và theo nồng độ ALT ở đối tượng này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 144 bệnh nhân được chẩn đoán gan nhiễm mỡ qua siêu âm bụng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, từ 03/2023 đến 06/2023. Xét nghiệm định lượng IL-6 và ALT huyết thanh được thực hiện tại Khoa Xét nghiệm của bệnh viện. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Stata 14.0. Sử dụng các test kiểm định MannWhitney và KruskalWallis với sự khác biệt có ý nghĩa khi p<0,05, sử dụng tương quan Spearman để đánh giá mối tương quan. Kết quả: Trung vị nồng độ IL-6 trong quần thể nghiên cứu là 51,08 pg/mL (30,82 – 87,17). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ IL-6 huyết thanh theo phân nhóm BMI và phân nhóm ALT. Có sự tương quan thuận vừa phải có ý nghĩa thống kê (r=0.33, p=0,012) giữa nồng độ IL-6 trong huyết tương với BMI ở nhóm bệnh NAFLD béo phì. Kết luận: Đã xác định được nồng độ IL-6 huyết thanh ở đối tượng nghiên cứu. Bước đầu xác định được có tương quan giữa nồng độ IL-6 huyết thanh với BMI ở nhóm NAFLD béo phì
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, Interleukin-6, béo phì.
Tài liệu tham khảo
2. Calzadilla Bertot L, Adams LA. The Natural Course of Non-Alcoholic Fatty Liver Disease. Int J Mol Sci. May 20 2016;17(5)doi: 10.3390/ ijms17050774
3. Hoene M, Weigert C. The role of interleukin-6 in insulin resistance, body fat distribution and energy balance. Obes Rev. Jan 2008;9(1):20-9. doi:10.1111/j.1467-789X.2007.00410.x
4. Kwo PY, Cohen SM, Lim JK. ACG Clinical Guideline: Evaluation of Abnormal Liver Chemistries. Am J Gastroenterol. Jan 2017; 112(1):18-35. doi:10.1038/ajg.2016.517
5. Abdel-Razik A, Mousa N, Shabana W, et al. A novel model using mean platelet volume and neutrophil to lymphocyte ratio as a marker of nonalcoholic steatohepatitis in NAFLD patients: multicentric study. Eur J Gastroenterol Hepatol. Jan 2016; 28(1):e1-9. doi: 10.1097/meg. 0000000000000486
6. Jorge ASB, Andrade JMO, Paraíso AF, et al. Body mass index and the visceral adipose tissue expression of IL-6 and TNF-alpha are associated with the morphological severity of non-alcoholic fatty liver disease in individuals with class III obesity. Obes Res Clin Pract. Jan-Feb 2018;12 (Suppl 2):1-8. doi:10.1016/j.orcp. 2016.03.009
7. Asrih M, Jornayvaz FR. Inflammation as a potential link between nonalcoholic fatty liver disease and insulin resistance. J Endocrinol. Sep 2013;218(3):R25-36. doi:10.1530/joe-13-0201
8. Mohanty SR, Troy TN, Huo D, et al. Influence of ethnicity on histological differences in non-alcoholic fatty liver disease. J Hepatol. Apr 2009;50(4): 797-804. doi:10.1016/j.jhep. 2008.11.017
9. Browning JD, Szczepaniak LS, Dobbins R, et al. Prevalence of hepatic steatosis in an urban population in the United States: impact of ethnicity. Hepatology. Dec 2004;40(6):1387-95. doi:10.1002/hep.20466