KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ HOÁ CHẤT TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả và phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi tự chăm sóc của người bệnh ung thư điều trị hoá chất tại Bệnh viện TWQĐ 108. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 151 bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện TWQĐ 108, sử dụng thang đánh giá kiến thức hoá trị và hành vi tự chăm sóc L-PaKC và L-PaSC. Kết quả: Trung vị độ tuổi trong nghiên cứu là 58 (19 - 76). Trong đó số lượng bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá chiếm tỷ lệ nhiều nhất 62,9%, tiếp theo là ung thư vú 14,6%, ung thư tuyến tiền liệt 4,0% và 18,5% bệnh nhân có ung thư khác bao gồm: ung thư đường mật, tuyến ức, xương, vòm mũi họng, phổi, bàng quang, buồng trứng, cổ tử cung. Dựa trên thang điểm L-PaKC, điểm kiến thức hóa trị của mẫu nghiên cứu là: 66,6±27,1; trong đó kiến thức về nguồn thông tin có điểm cao nhất: 92,7±16,3; thấp nhất là kiến thức về tác dụng không mong muốn: 46,3±17,9. Điểm hành vi tự chăm sóc theo thang điểm L-PaSC của mẫu nghiên cứu là: 74,2±16,2; trong đó điểm trung bình tuân thủ khuyến cáo về điều trị là: 77,0±16,3; điểm trung bình quản lý triệu chứng là: 61,9±33,7. Kết luận: Hành vi tự chăm sóc giữa các nhóm ung thư là khác nhau, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,044. Ba lĩnh vực ảnh hưởng đến hành vi tự chăm sóc của người bệnh ung thư: kiến thức chung về hoá trị (p<0,001), kiến thức về tác dụng không mong muốn(p=0,014), kiến thức nguồn thông tin(p=0,007).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiến thức hoá trị, hành vi tự chăm sóc, L-PaKC, L-PaSC
Tài liệu tham khảo
2. Arunachalam Serma Subathra, Shetty Asha P. et al. (2021), "Study on knowledge of chemotherapy's adverse effects and their self-care ability to manage - The cancer survivors impact", Clinical Epidemiology and Global Health, 11, pp. 100765.
3. Chagani P., Parpio Y., et al. (2017), "Quality of Life and Its Determinants in Adult Cancer Patients Undergoing Chemotherapy Treatment in Pakistan", Asia Pac J Oncol Nurs, 4(2), pp. 140-146.
4. Coolbrandt A., Van den Heede K., et al. (2013), "The Leuven questionnaire on patient knowledge of chemotherapy (L-PaKC): instrument development and psychometric evaluation", Eur J Oncol Nurs, 17(4), pp. 465-73.
5. Nejat Nazi, Rafiei Fatemeh, et al. (2021),"Cross-cultural Adaptation and Psychometric Evaluation of the Persian Version of the Leuven Questionnaire for Patient Self-care During Chemotherapy", Cancer Care Research Online, 1(2), pp. e0006.
6. Parker P. D., Heiney S. P., et al. (2020), "Factors influencing chemotherapy knowledge in women with breast cancer", Appl Nurs Res, 56, pp. 151335.
7. Perry M.C., Doll D.C., et al. (2012), Perry's The Chemotherapy Source Book, Wolters Kluwer Health, pp.
8. Schirrmacher Volker (2019), "From chemotherapy to biological therapy: A review of novel concepts to reduce the side effects of systemic cancer treatment (Review)", International journal of oncology, 54(2), pp. 407-419.
9. World Health Organisation, "Cancer", Retrieved January, 2022, from https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cancer.
10. World Health Organization (2020), "Cancer in Vietnam", Retrieved January, 2022, from https://gco.iarc.fr/today/data/factsheets/populations/704-viet-nam- fact-sheets.pdf.