MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHỈ ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP SINH Ở THAI PHỤ ĐỦ THÁNG CÓ VẾT MỔ LẤY THAI CŨ TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH HẬU GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến chỉ định phương pháp sinh ở thai phụ có vết mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện Sản Nhi Hậu Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 thai phụ có vết mổ lấy thai cũ điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Hậu Giang. Kết quả: Có nhiều yếu tố liên quan đến chỉ định phương pháp sanh gồm: tiền sử sanh đường âm đạo trước đó (p=0,002; 95% KTC), độ mở cổ tử cung lúc bắt đầu chuyển dạ (p < 0,001, 95% Cl), tình trạng ối lúc bắt đầu chuyển dạ (p < 0,001, 95% Cl), đau vết mổ cũ (p=0,003;95% Cl). Thời gian nằm viện trung bình của thai phụ có vết mổ lấy thai cũ là (6,16 ± 0,8 ngày). Sinh đường âm đạo có thời gian ngắn nhất (5 ± 1,4 ngày), tiếp theo đến nhóm mổ cấp cứu (6,05 ± 0,75 ngày) và nhóm mổ chủ động (6,34 ± 0,71 ngày). Việc lựa chọn phương pháp sanh có liên quan đến số ngày nằm viện (p=002, KTC 95%). Kết luận: Có nhiều yếu tố liên quan đến chỉ định phương pháp sanh bao gồm: tiền sử sanh đường âm đạo trước đó, đau vết mổ cũ, tình trạng ối, độ mở cổ tử cung khi bắt đầu chuyển dạ. Phương pháp sanh liên quan đến số ngày nằm viện. Nhóm sanh đường âm đạo có thời gian nằm viện ngắn hơn đồng thời chi phí điều trị thấp hơn so với nhóm mổ lấy thai
Chi tiết bài viết
Từ khóa
vết mổ lấy thai cũ, sanh đường âm đạo sau mổ lấy thai, yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
2. Bệnh Viện Từ Dũ (2016), Quy trình kỹ thuật Sản Phụ Khoa.
3. Trương Thị Linh Giang (2021), "Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị ở sản phụ có vết mổ lấy thai cũ tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế", Tạp chí Y Dược học-DHYD Huế, 3.
4. Phùng Văn Huệ (2024), "Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của những sản phụ có sẹo phẫu thuật lấy thai tại Bệnh viện 198", Tạp chí Y Học Việt Nam, 2.
5. Hoàng Xuân Toàn (2016), ""Nghiên cứu thái độ xử trí trong chuyển dạ ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai một lần tại Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương"".
6. Võ Hoài Duy (2022), "Kết cục chuyển dạ ở thai phụ có vết mổ cũ lấy thai một lần được thử thách sinh ngả âm đạo", Y Học TP. Hồ Chí Minh, 26.
7. I. Mogren, M. Lindqvist, K. Petersson, C. Nilses, R. Small, G. Granasen, K. Edvardsson (2018), "Maternal height and risk of caesarean section in singleton births in Sweden-A population-based study using data from the Swedish Pregnancy Register 2011 to 2016", PLoS One, 13, (5).
8. T. D. Tesfahun, A. M. Awoke, M. M. Kefale, W. F. Balcha, A. T. Nega, T. W. Gezahegn, B. A. Alemayehu, M. L. Dabalo, T. W. Bogale, Z. Azene, S. Nigatu, A. Beyene (2023), "Factors associated with successful vaginal birth after one lower uterine transverse cesarean section delivery", Sci Rep, 13, (1), 8871.