ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH U MẠCH HẮC MẠC

Hoàng Thị Thảo1,2,, Mai Quốc Tùng1, Lương Thị Hải Hà3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Mắt Thái Nguyên
3 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh u mạch hắc mạc tại Phòng khám Mắt, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương. 2. Mô tả đặc điểm cận lâm sàng của bệnh u mạch hắc mạc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 29 bệnh nhân đã được chẩn đoán mắc u mạch hắc mạc đến khám và điều trị tại Phòng khám Mắt, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 8 năm 2023. Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu mẫu toàn bộ. Kết quả: - 51,7% bệnh nhân không có xuất huyết, hình thái hỗn hợp chiếm tỷ lệ cao nhất (37,9%), xuất huyết xâm lấn hố trung tâm chiếm tỷ lệ cao (37,9%). - Triệu chứng phổ biến nhất là biến đổi BMST và xuất tiết (100,0%), bong thanh dịch (62,1%), phù hoàng điểm (58,6%), và bong võng mạc (41,4%). - Các tổn thương phổ biến nhất là biến đổi BMST và xuất tiết (100,0%). Bong TDVMTT (65,5%), phù hoàng điểm (58,6%), và xuất huyết (48,3%). - Dấu hiệu trên OCT A phổ biến nhất là dấu hiệu tổn thương bề mặt (65,5%), tổn thương sâu chiếm tỷ lệ thấp hơn (34,5%). - Kích thước phổ biến nhất của khối u là 2.00  chiếm 34,5%. Vị trí phổ biến nhất của khối u là cạnh hoàng điểm, chiếm 37,9%. Kết luận: Cần có các nghiên cứu tiến cứu theo dõi sự thay đổi đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở nhóm bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Shields CL, Honavar SG, Shields JA, et al (2001). “Circumscribed choroidal hemangioma: Clinical manifestations and factors predictive of visual outcome in 200 consecutive cases”. Ophthalmology. 2001;108: 2237–2248.
2. Shields JA, Shields CL (2008). “Circumscribed choroidal hemangioma. In: Shields JA, Shields CL, editors. Intraocular Tumors: An Atlas and Textbook”. Philadelphia, PA: Lippincott Williams and Wilkins; 2008. pp. 230–245.
3. Scott IU, Alexandrakis G, Cordahi GJ, et al (1999). “Diffuse and circumscribed choroidal hemangiomas in a patient with Sturge-Weber syndrome”. Arch Ophthalmol. 1999;117:406–407.
4. Cheung D, Grey R, Rennie I (2000). “Circumscribed choroidal haemangioma in a patient with Sturge Weber syndrome”. Eye (Lond) 2000;14(Pt 2):238–240.
5. Jarrett WH, Hagler WS, Larose JH, et al (1976). “Clinical experience with presumed hemangioma of the choroid: Radioactive phosphorus uptake studies as an aid in differential diagnosis”. Trans Sect Ophthalmol Am Acad Ophthalmol Otolaryngol. 1976;81:862–870.
6. Reese AB, Hagerstown, MD: Harper and Row (1976). “Tumors of the Eye”.
7. Witschel H, Font RL (1976). “Hemangioma of the choroid. A clinicopathologic study of 71 cases and a review of the literature”. Surv Ophthalmol. 1976;20:415–431.
8. Lanzetta P, Virgili G, Ferrari E, et al (1995). “Diode laser photocoagulation of choroidal hemangioma”. Int Ophthalmol. 1995;1996;19:239–247.