MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN UNG THƯ TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN ĐIỀU TRỊ LIỆU PHÁP TÂN BỔ TRỢ TOÀN PHẦN TẠI BỆNH VIỆN K

Trần Thị Phương Nhung1, Nguyễn Văn Đăng2,3,
1 Bệnh viện Hữu Nghị
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn tiến triển điều trị liệu pháp tân bổ trợ toàn phần tại bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 33 bệnh nhân từ 10/2022 đến 6/2024 tại bệnh viện K. Kết quả: Tuổi trung bình là 58,36 tuổi, tỷ lệ nam/ nữ là 2,67/1. Bệnh nhân đến viện chủ yếu với triệu chứng rối loạn đại tiện chiếm 87,9%. Thể u sùi trên nội soi gặp ở 51,5%, vị trí gặp nhiều nhất là trực tràng giữa với 63,6%. Đánh giá giai đoạn trên MRI tiểu khung, 81,8% bệnh nhân giai đoạn cT3, 84,9% trường hợp giai đoạn cN+. Chỉ số CEA trước điều trị trung bình là 6,45 ng/ml. Tỷ lệ bệnh nhân giai đoạn III trước điều trị chiếm đa số với 84,8%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy một số đặc điểm về tuổi, giới, hình ảnh u trên nội soi và MRI, giai đoạn trước điều trị trên nhóm bệnh nhân UT trực tràng được điều trị tân bổ trợ toàn phần tại Bệnh viện K.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GLOBOCAN 2022. https://gco.iarc.who.int/ today/en
2. Benson AB, Venook AP, Al-Hawary MM, et al. Rectal Cancer, Version 2.2022, NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology. Journal of the National Comprehensive Cancer Network : JNCCN. Oct 2022;20(10): 1139-1167. doi:10.6004/jnccn. 2022.0051
3. Petrelli F, Trevisan F, Cabiddu M, et al. Total Neoadjuvant Therapy in Rectal Cancer: A Systematic Review and Meta-analysis of Treatment Outcomes. Annals of surgery. Mar 2020;271(3): 440-448. doi:10.1097/sla. 0000000000003471
4. Giunta EF, Bregni G, Pretta A, et al. Total neoadjuvant therapy for rectal cancer: Making sense of the results from the RAPIDO and PRODIGE 23 trials. Cancer treatment reviews. May 2021;96: 102177. doi:10.1016/j.ctrv. 2021.102177
5. Hà Nguyễn Thị, Kiên NX, Châu NĐ, et al. Kết quả bước đầu của điều trị tân bổ trợ toàn diện trước phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II, III tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí y dược lâm sàng 108. 2023;
6. Lin J, Peng J, Qdaisat A, et al. Severe weight loss during preoperative chemoradiotherapy compromises survival outcome for patients with locally advanced rectal cancer. Cancer treatment reviews . 2016;142:2551-2560.
7. Trung Nguyễn Thành, Xứng NV, Trung ĐHJTcYDhH. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Đà Nẵng trong 02 năm (2016-2017). Tạp chí Y dược Huế . 2018;8(8):7-12.
8. Khánh Toàn Phạm, Văn Xuân V. Đánh giá kết quả hóa xạ trị tiền phẫu ung thư trực tràng bằng kỹ thuật VMAT kết hợp Capecitabine đường uống tại Bệnh viện K. Tạp chí Y học Việt Nam. 01/12 2022;509(1)doi:10.51298/vmj.v509i1.1750
9. Hiranyakas A, Da Silva G, Wexner S, Ho YH, Allende D, Berho MJCD. Factors influencing circumferential resection margin in rectal cancer. Colorectal Disease.2013;15(3):298-303.
10. Weissenberger C, Von Plehn G, Otto F, Barke A, Momm F, Geissler MJAr. Adjuvant radiochemotherapy of stage II and III rectal adenocarcinoma: role of CEA and CA 19-9. Anticancer research. 2005;25(3A):1787-1793.