ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BỆNH NHÂN CAO TUỔI SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ ĐẠI TRÀNG

Phạm Đình Phương1,, Nguyễn Trần Tuấn Anh1, Nguyễn Thị Kim Liên1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư đại tràng là cuộc đại phẫu, gây ra nhiều biến đổi về giải phẫu và sinh lý trên cơ thể, bệnh nhân có thể bị suy yếu và nhiều thương tật thứ cấp sau mổ, đặc biệt là bệnh nhân trên 60 tuổi. Vì vậy phục hồi chức năng sau mổ là cần thiết để cải thiện tình trạng sức khoẻ chung, giảm thiểu nguy cơ mắc các thương tật thứ cấp và quay trở lại cuộc sống bình thường. Mục tiêu: Đánh giá sự cải thiện khả năng vận động theo nghiệm pháp Time up and go (TUG), mức độ đau, khả năng hô hấp, và các thương tật thứ cấp của bệnh nhân trên 60 tuổi sau phẫu thuật ung thư đại tràng thời điểm trước tập và khi ra viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, theo dõi quá trình điều trị của 38 bệnh nhân trên 60 tuổi sau phẫu thuật được tập phục hồi chức năng sau mổ theo chương trình tập tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả: nhóm nghiên cứu có tuổi trung bình là 74,1 tuổi, phẫu thuật triệt căn lấy u bằng nội soi chiếm 78,9%. Bệnh nhân có một số thương tật thứ cấp như viêm phổi, nhiễm trung vết mổ, bí tiểu, rối loạn điện giải.  Bệnh nhân được tập phục hồi chức năng trung bình 6,2 lượt, thời gian nằm viện trung bình 14,3 ngày. Bệnh nhân có sự cải thiện về điểm đau VAS khi vận động sau quá trình tập, cải thiện sức khoẻ chung theo thang điểm Time up and go, cải thiện về chất lượng cuộc sống sau khi tập có ý nghĩa thống kê. Kết luận: tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân cao tuổi sau phẫu thuật đại tràng giúp bênh nhân đỡ đau khi vận động, cải thiện khả năng đi lại và chất lượng cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bray F, Laversanne M, Sung H, et al. Global cancer statistics 2022: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA Cancer J Clin. 2024;74(3):229-263. doi:10.3322/caac.21834
2. Pei W, Zhou SC, Liang JW, et al. [Analysis of risk factors of severe postoperative complications in elderly patients with colorectal cancer aged over 80 years]. Zhonghua Wei Chang Wai Ke Za Zhi Chin J Gastrointest Surg. 2020;23(7):695-700. doi:10.3760/cma.j.cn.441530-20190814-00308
3. Pei W, Zhou SC, Liang JW, et al. [Analysis of risk factors of severe postoperative complications in elderly patients with colorectal cancer aged over 80 years]. Zhonghua Wei Chang Wai Ke Za Zhi Chin J Gastrointest Surg. 2020;23(7):695-700. doi:10.3760/cma.j.cn.441530-20190814-00308
4. González-Senac NM, Mayordomo-Cava J, Macías-Valle A, et al. Colorectal Cancer in Elderly Patients with Surgical Indication: State of the Art, Current Management, Role of Frailty and Benefits of a Geriatric Liaison. Int J Environ Res Public Health. 2021;18(11):6072. doi: 10.3390/ ijerph18116072
5. Hoogendijk EO, Afilalo J, Ensrud KE, Kowal P, Onder G, Fried LP. Frailty: implications for clinical practice and public health. Lancet Lond Engl. 2019;394(10206):1365-1375. doi:10.1016/ S0140-6736(19)31786-6
6. Ahn KY, Hur H, Kim DH, et al. The effects of inpatient exercise therapy on the length of hospital stay in stages I-III colon cancer patients: randomized controlled trial. Int J Colorectal Dis. 2013; 28(5):643-651. doi:10.1007/s00384-013-1665-1
7. Hendriks S, Huisman MG, Ghignone F, et al. Timed up and go test and long-term survival in older adults after oncologic surgery. BMC Geriatr. 2022;22:934. doi:10.1186/s12877-022-03585-4
8. Bartels SA, Vlug MS, Ubbink DT, Bemelman WA. Quality of life after laparoscopic and open colorectal surgery: A systematic review. World J Gastroenterol WJG. 2010;16(40):5035-5041. doi:10.3748/wjg.v16.i40.5035