KHẢO SÁT THỜI GIAN CỬA-BÓNG TRONG CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH TIÊN PHÁT TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CÓ ST CHÊNH LÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA

Lê Thế Anh1, Hoàng Huy Hiệu1,2,, Dương Quang Hiệp1,2, Lê Thị Xuân1
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
2 Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Can thiệp động mạch vành cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong và bệnh tật, tuy nhiên thời gian cửa-bóng thường vượt mức 120 phút khuyến cáo theo ACC/AHA, ESC 2023. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành nhằm khảo sát thời gian cửa-bóng đạt được trong can thiệp mạch vành trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa và đánh giá áp một số kết quả khi áp dụng chương trình VSTEMI tại Tỉnh Thanh Hoá. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên can thiệp mạch vành thì đầu từ tháng 4/2023 đến tháng 4/2024 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Kết quả: Kết quả có 201 bệnh nhân, tuổi trung bình: 67,16 ± 10,83 (năm); nam chiếm 70,65%. Đa số trường hợp nhồi máu cơ tim vùng thành dưới (36,32%), trong đó  83,58% trường hợp Killip I. Thời gian cửa-bóng trung bình là 329,48 ± 313,90 phút, chỉ có 30,85% trường hợp có thời gian cửa-bóng ≤ 120 phút. Kết luận: Thời gian cửa-bóng của bệnh nhân còn dài, tỷ lệ bệnh nhân bị trì hoãn thời gian cửa-bóng chiếm phần lớn. Cần cải tiến quy trình để rút ngắn thời gian cửa - bóng trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được can thiệp mạch vành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Mensah GA, Roth GA, Fuster V (2019). The Global Burden of Cardiovascular Diseases and Risk Factors: 2020 and Beyond. J Am Coll Cardiol, 74(20), pp.2529-2532.
2. Salari N, Morddarvanjoghi F, Abdolmaleki A, et al. (2023). The global prevalence of myocardial infarction: a systematic review and meta-analysis. BMC Cardiovasc Disord, 23(206).
3. Hoa LN, Quyen TB, Hoang VT, et al. (2022). Characteristics, in-hospital management, and complications of acute myocardial infarction in northern and Central Vietnam. International Journal of Cardiology, 364(2022), pp.133-138.
4. Byrne RA, Rossello X, Coughlan JJ, et al. (2023). 2023 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes. Eur Heart J, 44(38), pp.3720-3826.
5. Al-Rumhi MA, Sabei SDA, Al-Noumani HS, et al. (2024). Influence of Organisational-Level Factors on Delayed Door-to-Balloon Time among Patients with ST-Elevation Myocardial Infarction. Sultan Qaboos Univ Med J, 24(2), pp.177-185.
6. Holzmann MJ, Andersson T, Doemland ML, Roux S (2023). Recurrent myocardial infarction and emergency department visits: a retrospective study on the Stockholm Area Chest Pain Cohort. Open Heart, 10(1), pp.1-9.
7. Lợi NH, Hùng PM, Chỉnh DĐ (2023). Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả can thiệp động mạch vành qua da cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Tạp Chí Nghiên Cứu Học, 162(1), pp.237-246.
8. Thắng VV, Phong PT, Kiên NT (2019). Khảo sát thời gian cửa-bóng trong can thiệp mạch vành tiên phát ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2017-2018. Tạp chí Y tế Công cộng, 21, pp.1-6.