KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH KHUYẾT HỔNG KHOANG MIỆNG BẰNG VẠT DƯỚI CẰM TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ LƯỠI VÀ SÀN MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN K

Đinh Xuân Cường1,, Ma Chính Lâm1, Đàm Bảo Trung1
1 Bệnh Viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình khuyết hổng khoang miệng bằng vạt dưới cằm trong điều trị ung thư lưỡi, sàn miệng tại Bệnh viện K. Đối tượng nghiên cứu: 67 bệnh nhân ung thư lưỡi, sàn miệng được chẩn đoán và phẫu thuật tại Bệnh viện K trong thời gian từ T1/2018 – T01/ 2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu. Kết quả: Trong 67 bệnh nhân có 52 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 77,6%; Giai đoạn II chiếm tỷ lệ cao nhất 40,3%; ung thư lưỡi chiếm 61,2%; 38,8% ung thư sàn miệng. Mô bệnh học với ung thư biểu mô vảy: độ sâu xâm nhập u > 5mm: 67,2%; 100% bệnh nhân cắt rộng u, vét hạch cổ chọn lọc kèm tạo hình bằng vạt dưới cằm; Kết quả phẫu thuật tốt và trung bình 91,0%; Kết luận: Ung thư lưỡi, sàn miệng thường gặp nhiều ở nam giới. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, bên cạnh đảm bảo diện cắt thì kết quả tạo hình bằng vạt tại chỗ hoặc vạt tự do là mối quan tâm hàng đầu có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vạt dưới cằm để tạo hình khuyết hổng trong phẫu thuật ung thư lưỡi, sàn miệng là một lựa chọn hợp lý vì dễ thực hiện, an toàn, đảm bảo về mặt hình thái và chức năng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Văn Quảng. Ung thư đầu cổ. Nhà xuất bản Y học; 2020.
2. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians. 2021;71(3): 209-249. doi:10.3322/ caac.21660
3. Siegel RL, Miller KD, Fuchs HE, Jemal A. Cancer Statistics, 2021. CA: A Cancer Journal for Clinicians. 2021;71(1):7-33. doi: https://doi.org/ 10.3322/caac.21654
4. DeVita V.T., Lawrence T.S., and Rosenberg S.A. (2015). DeVita, Hellman, and Rosenberg’s cancer: Principles & practice of oncology: Tenth edition. DeVita, Hellman, and Rosenberg’s Cancer: Principles & Practice of Oncology: Tenth Edition, 1–2280.
5. Martin D, Pascal J F, Baudet J, et al (1993).Thesubmentalislandflap: a new donor site. Anatomy and clinical applications as a free or pedicled flap. Plast Reconstr Surg;92(5):867-873.
6. Sittitrai P., Srivanitchapoom C., Reunmakkaew D., et al (2017). Submental island flap reconstruction in oral cavity cancer patients with level I lymph node metastasis. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 55(3), 251-255.
7. Howard B. E., Nagel T. H., Donald C. B., et al (2014). Oncologic safety of the submental flap for reconstruction in oral cavity malignancies. Otolaryngology--Head and Neck Surgery, 150(4), 558-562.