ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TÁI PHÁT ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO TẠI KHOA NỘI THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Đột quỵ thiếu máu não tái phát vẫn còn là một thách thức mặc dù đã có những cải thiện trong chiến lược phòng ngừa đột quỵ thứ phát. Vì vậy, việc xác định các yếu tố liên quan đến nguy cơ tái phát đột qụy có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố liên quan đến khả năng tái phát đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả được tiến hành trên 245 bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang từ tháng 01/2022 đến tháng 08/2023. Kết quả: 245 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu (96 nữ và 149 nam), tuổi trung bình 69 ± 13 tuổi, tỷ lệ tái phát lần 1 là 75,1% và lần 2 là 24,9%. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với đột quỵ tái phát bao gồm: tuổi, sử dụng các thuốc chống huyết khối như kháng kết tập tiểu cầu, các statin điều trị rối loạn lipid máu. Các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, nghẽn tắc động mạch cảnh, tăng LDL-C. Kết luận: Tuổi, tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ, nghẽn tắc động mạch cảnh, nồng độ LDL-C cao làm tăng nguy cơ đột quỵ não tái phát.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
yếu tố nguy cơ, tái phát muộn, liên quan, đột quỵ thiếu máu não cấp
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Anh Nhị, Bùi Châu Tuệ (2011). "Tiên lượng bệnh nhân nhồi máu não tái phát bằng bảng điểm nguy cơ đột quỵ Essen", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ bản của Số 1, tr.579 – 586.
3. Cao Phi Phong, Ngô Bá Minh (2011). "Xác định bệnh nhân có nguy cơ cao đột quỵ thiếu máu sau cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ nhẹ bằng thang điểm ABCD2 ", Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 15, Phụ bản của Số 1, tr.603 – 608.
4. Nguyễn Bá Thắng (2020), Đột quỵ, giáo trình thần kinh học, đại học Y Dược TP.HCM, NXB ĐHQG TP.HCM, trang 111.
5. Burke J. P., Sander S., Shah H., Zarotsky V., Henk H. (2010). Impact of persistence with antiplatelet therapy on recurrent ischemic stroke and predictors of nonpersistence among ischemic stroke survivors. Curr Med Res Opin, 26(5): 1023-1030.
6. George N., et al (2017), “Age- and sex-specific analysis of patients with embolic stroke of undetermined source”, American Academy of Neurology, 89(6), pp.526.
7. Petty G. W., et al. (1998), "Survival and recurrence after first cerebral infarction: a population-based study in Rochester, Minnesota, 1975 through 1989", Neurology, 50(1), pp. 208-216.
8. Roquer J, et al. (2011), "Value of carotid intima-media thickness and significant carotid stenosis as markers of stroke recurrence", Stroke, 42(11), 3099-3104.
9. Tsivgoulis G, et al. (2006), "Common carotid artery intima-media thickness and the
risk of stroke recurrence", Stroke, 37(7), pp.1913-1916.
10. Wang Y, et al. (2013), "Association of hypertension with stroke recurrence depends on ischemic stroke subtype", Stroke, 44(5), pp.1232-1237.