ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG CÙNG BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI HAI CỔNG LẤY NHÂN ĐỆM ĐƯỜNG LIÊN BẢN SỐNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 121
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá kết quả lâm sàng giải ép rễ thần kinh của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng được điều trị bằng phẫu thuật nội soi cột sống 2 cổng lấy nhân đệm đường liên bản sống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 36 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng được điều trị bằng phẫu thuật nội soi 2 cổng lấy nhân đệm đường liên bản sống. Thang điểm đau lưng (VAS), điểm chức năng ODI trước mổ được ghi nhận và so sánh với thời điểm ra viện, tái khám 1, 3, 6 tháng. Tiêu chuẩn Mac Nab được đánh giá tại từng thời điểm. Kết quả: 36 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cùng với phẫu thuật nội soi 2 cổng tại Bệnh viện Quân y 121 từ tháng 01/2023 đến ngày 01/2024. Thời gian theo dõi trung bình là 6,23 tháng, thời gian phẫu thuật trung bình là 79,38 phút và thời gian nằm viện trung bình là 4,15 ngày. Điểm VAS trung bình đau lưng giảm từ 7,92 trước phẫu thuật xuống 0,51 ở lần tái khám cuối cùng, VAS chân trung bình giảm từ 6,28 xuống 0,62. Điểm số ODI trung bình đã cải thiện đáng kể từ 58,46 trước phẫu thuật giảm còn 8,25 ở lần theo dõi cuối cùng. Kết quả tốt dựa trên tiêu chuẩn Mac Nab là 97,22%. Không có bệnh nhân nào phải phẫu thuật lại do giải ép không hoàn toàn. Không có bất kỳ tai biến, biến chứng nặng nào được ghi nhận. Kết luận: phẫu thuật nội soi cột sống 2 cổng lấy nhân đệm đạt được hiệu quả giải ép cao, ít xâm lấn. Kỹ thuật này có thể là một lựa chọn khả thi cho phẫu thuật cột sống thắt lưng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phẫu thuật nội soi cột sống 2 cổng, phẫu thuật nội soi lấy nhân đệm.
Tài liệu tham khảo
2. Lê Tường Viễn (2021). Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng kỹ thuật nội soi hai cổng. Nghiên cứu Y học – Y học TP Hồ Chí Minh. Tập 25, số 1, pp 93-101.
3. Kampin P (2005). Herniation lumbar disc and lumbar radiculopathy. Arthroscopic and Endoscopy Spinal Surgery, pp.61- 118.
4. Sang-Kyu Son et al. (2022), The Basic and Concepts of Unilateral Biportal Endoscopy, Unilateral Biportal Endoscopic Spine Surgery Basic and Advanced Technique Textbook, Springer: 9-19.
5. Soliman HM (2015). Irrigation endoscopic decompressive laminotomy. A new endoscopic approach for spinal stenosis decompression. Spine Journal, 15(10):2282-2289.
6. Eun SS, Eum JH, Lee SH, Sabal LA (2017). Biportal Endoscopic Lumbar Decompression for Lumbar Disk Herniation and Spinal Canal Stenosis: A Technical Note. J Neurol Surg A Cent Eur Neurosurg, 78(4):390-396.
7. Kim JE, Choi DJ (2018). Unilateral biportal endoscopic decompression by 30 degrees endoscopy in lumbar spinal stenosis: Technical note and preliminary report. J Orthop, 15(2):366-371.
8. Choi KC, Shim HK, Hwang JS, et al (2018). Comparison of Surgical Invasiveness Between Microdiscectomy and 3 Different Endoscopic Discectomy Techniques for Lumbar Disc Herniation. World Neurosurg, 116:750-758.