TÌNH HÌNH VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả thực trạng viêm phổi liên quan thở máy và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc – bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, theo dõi dọc thực hiện trên 73 bệnh nhân thở máy tại khoa Hồi sức tích cực và chống độc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn từ tháng 8/2023 đến tháng 7/2024. Kết quả: Trong 70 bệnh nhân được lấy vào nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân nam/nữ: 1,5/1, tuổi trung bình: 71,44 ± 14,40 tuổi, cao nhất là 98 tuổi và thấp nhất là 24 tuổi, độ tuổi từ 60 đến 80 tuổi chiếm phần lớn với 45,2%. Tỷ lệ viêm phổi liên quan thở máy là 50,7% trong đó, VPLQTM sớm chiếm 45,9%, VPLQTM muộn chiếm 54,1%, nguy cơ mắc VPLQTM cao hơn 9,067 lần khi thở máy trên 6,5 ngày (95%CI: 2,35 – 35,02, p < 0,001), các triệu chứng lâm sàng hay gặp là tăng tiết đờm, thay đổi tính chât của đờm với trên 90%, thay đổi mức độ khso thở gặp ở 83,8%, rale mới ở phổi chiếm 97%, 94,56% bệnh nhân có các thay đổi về máy thở, trong đó tăng FiO2 gặp ở 67,5%. 40,5% bệnh nhân mắc VPLQTM có tăng số lượng bạch cầu trên 12 G/l, tăng nồng độ PCT gặp ở 91,42%, với 64,8% tăng trên 2 ng/ml. Các tổn thương trên chẩn đoán hình ảnh chủ yếu là hình ảnh thâm nhiễm mới với 59,5%. Kết luận: Tỷ lệ VPLQTM trong nghiên cứu là tương đối cao, thời gian thở máy dài trên 6,5 ngày làm tăng nguy cơ mắc VPLQTM. Trên các bệnh nhân VPLQTM, các triệu chứng lâm sàng hay gặp là: thay đổi tính chất hoặc màu sắc đờm, cá rale phổi mới, thay đổi mức độ khó thở và thay đổi các chỉ số cài đặt máy thở đặc biệt là tăng FiO2, với các xét nghiệm cận lâm sàng, sự gia tăng số lượng bạch cầu trên 12 G/l, tăng nồng độ Pct trên 2 ng/ml hoặc thâm nhiễm mới trên Xquang phổi là các triệu chứng hay gặp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm phổi liên quan thở máy, số ngày thở máy, các triệu chứng chẩn đoán sớm
Tài liệu tham khảo
2. Giang Thục Anh (2004). Đánh giá sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Bạch Mai năm 2003-2004. Luận văn bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
3. Sievert DM, Ricks P, Edwards JR, Schneider et al (2013). Antimicrobial-resistant pathogens associated with healthcare-associated infections: summary of data reported to the National Healthcare Safety Network at the Centers for Disease Control and Prevention, 2009-2010. Infect Control Hosp Epidemiol., 34(1):1-14
4. Dongol S.et al. (2021). Epidemiology, etiology, and diagnosis of health care acquired pneumonia including ventilator-associated pneumonia in Nepal. PLoS ONE 16(11): e0259634. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0259634
5. Vanhems et al (2011). Early-onset ventilator-associated pneumoniae incidence in intensive care units: a surveillance-based study. BMC Infectious Diseases 2011, 11:236.
6. Bùi Hồng Giang (2013). Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai năm 2012. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.Nguyễn Ngọc Quang, Đoàn Thị Mai Phương, Lê Thị Diễm Tuyết, Đặng Quốc Tuấn (2012). Tình hình viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai. Nội khoa Việt Nam, 5: 57 – 62
7. Lê Sơn Việt. Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai năm 2019-2020. Luận văn thạc sỹ y học. Đại học Y Hà Nội.2020.