THỰC TRẠNG TUÂN THỦ AN TOÀN PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH TRÀ VINH NĂM 2024

Kim Ngọc Trăng1,2,, Trần Quốc Lâm1, Đỗ Công Thương2, Phạm Lý Thanh2, Phạm Quốc Thái2
1 Trường Đại học Y tế công cộng
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tuân thủ an toàn phẫu thuật nhằm phòng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho người bệnh trong suốt quá trình phẫu thuật. Tại Việt Nam, tỷ lệ tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật vẫn ở mức thấp. Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh, vẫn còn ghi nhận sai sót và mức độ tuân thủ an toàn phẫu thuật chưa đạt yêu cầu. Mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ quy trình an toàn phẫu thuật trong phòng mổ của nhân viên y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Trà vinh năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng trên 142 ca phẫu thuật tại các phòng mổ của Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh từ tháng 06 đến tháng 10 năm 2024. Kết quả: Các nội dung đánh giá ở các giai đoạn tiền mê, trước khi rạch da và trước khi bệnh nhân rời khỏi phòng phẫu thuật hầu hết tuân thủ tốt. Một số nội dung có tỷ lệ tuân thủ chưa tốt là xác nhận các vấn đề cần quan tâm ở người bệnh với bác sỹ gây mê  83,1%; kiểm tra thiết bị và dụng cụ 79,6%; đánh giá nguy cơ mất máu trên 500ml 68,3%; tiên lượng mất máu 35,2%; kháng sinh dự phòng được thực hiện 60 phút trước mổ 19,7%, dán nhãn bệnh phẩm 19,7%. Kết luận: Tỷ lệ tuân thủ an toàn phẫu thuật ở Bệnh viện Đa khoa Trà Vinh năm 2024 ở mức khá thấp 19,4%. Phần lớn các nội dung có tỷ lệ tuân thủ khá tốt nhưng vẫn còn một số nội dung có tỷ lệ tuân thủ kém như đánh giá giá kháng sinh dự phòng được thực hiện trước đó 60 phút, dán nhãn bệnh phẩm, tiên lượng mất máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Thông tư số 43/2028/TT-BYT "Hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh". Hà Nội; 2018.
2. Phùng Thanh Hùng và cộng sự. Thực trạng thực hiện an toàn phẫu thuật tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương năm 2022. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển. 2022; 6(6): 60-7. https://doi.org/10.38148/ JHDS.0606SKPT22-103
3. Lê Thị Hằng, Hoàng Ngọc Hải. Tuân thủ quy trình an toàn trong phẫu thuật của nhân viên y tế tại khoa gây mê hồi sức bệnh viện quân y 6 năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;524(1A):327-332. https://doi.org/10.51298/vmj.v524i1A.4683
4. Ngô Thị Mai Hương và cộng sự. Đánh giá kết quả thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại khoa Gây mê hồi tỉnh bệnh viện sản nhi tỉnh Quảng Ninh. Đề tài cơ sở. Quảng Ninh: Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh; 2017.
5. Vũ Thị Là, Nguyễn Thị Huệ. Thực trạng tuân thủ bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại một trung tâm y tế huyện năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024;540(3):157-162. https://doi.org/ 10.51298/vmj.v540i3.10480
6. Nguyễn Thị Quý. Tuân thủ thực hành an toàn phẫu thuật chấn thương chỉnh hình của nhân viên y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện quận Thủ Đức, năm 2020. Luận văn Thạc sĩ Quản lý bệnh viện. Trường Đại học Y tế công cộng; 2020.
7. Lương Thị Thoa và cộng sự. Đánh giá sự tuân thủ thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật tại khoa gây mê hồi sức bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Tạp Chí Khoa học Điều dưỡng. 2018;1(4):64-74.
8. Đặng Minh Triết. Thực hành quy định an toàn trước - trong phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang, năm 2021. Luận văn Chuyên khoa II Tổ chức quản lý. Trường Đại học Y tế công cộng; 2021.
9. Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. “Bảng kiểm an toàn trong phẫu thuật” với 3 điểm dừng. Thành phố Hồ Chí Minh; 2019. https://medinet.gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham-chua-benh/bang-kiem-an-toan-trong-phau-thuat-voi-3-diem-dung-so-y-te-hcm-c8-5692.aspx
10. World Health Organization. Cẩm nang thực hành Bảng kiểm an toàn phẫu thuật; 2009.