ĐÁNH GIÁ GÁNH NẶNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC CHÍNH

Huyền Trang Khúc 1,, Hồng Khôi Võ 1, Thị Hồng Anh Nguyễn 2, Ngọc Hòa Nguyễn 3
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Phenikaa
3 Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ ngày càng được công nhận là mối quan tâm đáng kể. Tại gia đình, người chăm sóc có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người bệnh đột quỵ cả về thể chất lẫn tinh thần, tuy nhiên vai trò này có thể dẫn đến gánh nặng cho người chăm sóc. Mục tiêu: Đánh giá gánh nặng chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại nhà của người chăm sóc chính. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện phỏng vấn với 113 người chăm sóc khi đưa người bệnh đến tái khám tại Khoa Thần Kinh Bệnh Viện Bạch Mai từ tháng 12/2020 tới tháng 8/2021 dựa trên thang điểm về gánh nặng chăm sóc của Zarit (Zarit Caregiver Burden Interview - ZBI). Kết quả: Người chăm sóc đa số là bạn đời và con cái (49,6% và 48,7%), là nữ giới (64,6%), độ tuổi từ 40-60 (57,5%), đã kết hôn (93%), có trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên (62,8%) và chủ yếu là lao động chân tay (55,7%). Điểm gánh nặng ZBI trung bình là 22,88 ± 9,4. Điểm ZBI từ 0 – 20 (không có gánh nặng): 44,2%, từ 2-40 (gánh nặng vừa phải): 50,5%, từ 41- 60 (gánh nặng trung bình): 5,3%. Gánh nặng chăm sóc theo một số đặc điểm của người chăm sóc: giới tính: p = 0,63, tình trạng hôn nhân: p = 0,43, trình độ học vấn: p = 0,06. Kết luận: Gánh nặng chăm sóc nằm trong khoảng không có gánh nặng (44,2%) cho đến gánh nặng ở mức độ vừa phải và trung bình (55,8%), không có gánh nặng ở mức nghiêm trọng. Gánh nặng chăm sóc trung bình trên toàn bộ đối tượng nghiên cứu được đánh giá ở mức độ thấp. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về gánh nặng chăm sóc giữa người chăm sóc là nam hay nữ, tình trạng hôn nhân hay trình độ học vấn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Carod-Artal, F.J., et al. (2009), Burden and perceived health status among caregivers of stroke patients. Cerebrovasc Dis,. 28(5) p. 472-80.
2. Kazemi, A., et al. (2020), Caregiver Burden and Coping Strategies in Caregivers of Elderly Patients with Stroke.
3. Lu, L., et al. (2009), Zarit Caregiver Burden Interview: Development, reliability and validity of the Chinese version. Psychiatry and Clinical Neurosciences, 63(6) p. 730-734.
4. Mandowara, B., et al. (2020), Burden Faced by Caregivers of Stroke Patients Who Attend Rural-based Medical Teaching Hospital in Western India. Annals of Indian Academy of Neurology. 23(1): p. 38-43.
5. Choi-Kwon, S., et al. (2005), Factors affecting the burden on caregivers of stroke survivors in South Korea. Arch Phys Med Rehabil, 86(5) p. 1043-8.
6. Nguyễn Bích Ngọc (2013), Đánh giá gánh nặng của người chăm sóc trong bệnh alzheimer. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số 5
7. Nguyễn Thành Chung (2016), Nghiên cứu gánh nặng chăm sóc người bệnh sau đột quỵ não tại gia đình ở tỉnh Nam Định năm 2016. Luận văn thạc sĩ điều dưỡng.