ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬ DỤNG VẠT TẠI CHỖ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DA VÙNG MŨI-MÁ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều trị ung thư da vùng mũi-má cần đáp ứng ba yêu cầu: loại bỏ hoàn toàn khối u để giảm nguy cơ tái phát, ngăn ngừa hoặc điều chỉnh các rối loạn chức năng sau phẫu thuật và tạo hình lại vùng khuyết hổng với kết quả thẩm mỹ tối ưu. Phương pháp tạo hình khuyết hổng bằng vạt tại chỗ đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều phẫu thuật viên nhờ vào những ưu điểm nổi bật. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư da vùng mũi-má bằng phương pháp sử dụng vạt tại chỗ tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và can thiệp lâm sàng không nhóm trên 58 bệnh nhân ung thư da vùng mũi-má và điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ từ tháng 5/2021 đến tháng 7/2023. Kết quả: Tuổi trung bình 67,1 ± 13,27 với tỷ lệ tế bào đáy/tế bào gai là 48/10. Giai đoạn I và II (91,3%), kích thước sang thương ≤ 2cm (81,0%). Rìa diện cắt cách mép u 5-10mm (86,2%) với 98,2% cắt trọn khối u. Kích thước khuyết hổng sau cắt u 1-4cm (89,7%). Nhiễm trùng sau phẫu thuật sau 7 ngày là 3,4%. Sau 6 tháng theo dõi: 1 trường hợp tái phát tại chỗ (1,7%), 100% vạt có sức sống tốt, với 98,2% che phủ hoàn toàn khuyết hổng và màu sắc tương đồng với vùng da xung quanh, độ dày và mật độ mềm mại của vạt đạt 91,3% và 96,6% tương ứng, kết quả thẩm mỹ sau phẫu thuật tốt ở 86,2%, và 96,5% trường hợp chức năng cơ quan vẫn ổn định. Kết luận: Sử dụng vạt tại chỗ để che phủ khuyết hổng trong điều trị ung thư da vùng mũi-má là phương pháp điều trị hiệu quả đáp ứng được sự kỳ vọng của phẫu thuật viên và bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư da vùng mũi-má, vạt tại chỗ, thẩm mỹ
Tài liệu tham khảo
2. NCCN (2023), "Basal Cell and Squamous Cell Skin Cancers", [cited May 24, 2023], Available from URL:http://www.nccn.org. DOI: 10.6004/jnccn.2023.0056.
3. Phạm Tuấn Mạnh, Huỳnh Thảo Luật, Phạm Thị Thanh Hoa (2023), “Đánh giá kết quả phẫu thuật ung thư da vùng mũi tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ năm 2021-2023”. Tạp chí Y học Việt Nam, 530(9).
4. Hồ Nguyễn Anh Tuấn, Võ Văn Hải, Cao Nguyễn Hoài Thương, Phạm Đăng Diệu (2021), “Mối tương quan giữa các chỉ số nhân trắc vùng xương mũi trên thi thể người việt trưởng thành”, Tạp chí Y học Việt Nam, 503(1), tr.40-45
5. Trịnh Mạnh Hùng (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị ung thư biểu mô tế bào vảy, tế bào đáy của da vùng đầu mặt cổ, Luận văn Tiến sĩ y học. Hà Nội. Tr. 1-41.
6. Ngô Thế Mạnh, Vũ Ngọc Lâm, Lê Đức Tuấn (2022), “Đánh giá đặc điểm lâm sàng tổn khuyết phần mềm vùng mũi được điều trị phẫu thuật bằng các vạt da vùng trán”, Tạp chí Y học Việt Nam, 511(2).
7. Cass ND, Terella AM (2019), “Reconstruction of the Cheek”, Facial Plast Surg Clin N Am, 27(1), pp. 55-66. doi: 10.1016/j.fsc.2018.08.007.
8. Bùi Xuân Trường (2012), Nghiên cứu phẫu thuật cắt rộng - tạo hình điều trị ung thư da vùng mặt, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.