KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI BỆNH LƠ-XÊ-MI CẤP ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người bệnh lơ-xê-mi cấp điều trị nội trú tại Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 82 người bệnh lơ-xê-mi cấp điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08/2021 đến tháng 08/2022. Các bệnh nhân được đánh giá theo tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm ICD-10. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân mắc trầm cảm theo tiêu chuẩn ICD-10 là 42,7%, với trầm cảm mức độ vừa chiếm 17,1%. Các yếu tố liên quan đáng kể đến trầm cảm bao gồm trình độ học vấn trên THPT (OR = 2,881; p = 0,039), phương pháp điều trị bằng hóa chất (OR = 6,044; p = 0,004) và mức độ đau vừa và nặng (VAS ≥ 4) (OR = 4,286; p = 0,005). Trong khi đó, các yếu tố như giới tính, tuổi và tình trạng hôn nhân không cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê với trầm cảm. Kết luận: Trầm cảm là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân lơ-xê-mi cấp. Những yếu tố như trình độ học vấn cao, phương pháp điều trị bằng hóa chất và mức độ đau nặng có liên quan đến nguy cơ trầm cảm cao hơn. Cần có các biện pháp can thiệp sớm để cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhóm bệnh nhân này.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lơ-xê-mi cấp, rối loạn trầm cảm, yếu tố liên quan, điều trị hóa chất, mức độ đau VAS.
Tài liệu tham khảo
2. Gheihman G, Zimmermann C, Deckert A, et al. Depression and hopelessness in patients with acute leukemia: the psychological impact of an acute and life-threatening disorder. Psychooncology. Aug 2016;25(8):979-89. doi:10.1002/pon.3940
3. Kunin-Batson AS, Lu X, Balsamo L, et al. Prevalence and predictors of anxiety and depression after completion of chemotherapy for childhood acute lymphoblastic leukemia: A prospective longitudinal study. Cancer. May 15 2016;122(10):1608-17. doi:10.1002/cncr.29946
4. Greenberg DB, Kornblith AB, Herndon JE, et al. Quality of life for adult leukemia survivors treated on clinical trials of Cancer and Leukemia Group B during the period 1971-1988: predictors for later psychologic distress. Cancer. Nov 15 1997;80(10):1936-44. doi:10.1002/(sici)1097-0142(19971115)80:10<1936::aid-cncr10>3.0.co;2-z
5. Dogu MH, Eren R, Yilmaz E, et al. Are We Aware of Anxiety and Depression in Patients with Newly Diagnosed Acute Leukemia? J Gen Pract. 2017;05(05). doi:10.4172/2329-9126.1000335
6. Trần Thị Hà An. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Published online 2018.
7. Abuelgasim KA, Ahmed GY, Alqahtani JA, Alayed AM, Alaskar AS, Malik MA. Depression and anxiety in patients with hematological malignancies, prevalence, and associated factors. SMJ. 2016;37(8):877-881. doi:10.15537/ smj. 2016.8.14597
8. Suh KJ, Shin DY, Kim I, et al. Comparison of quality of life and health behaviors in survivors of acute leukemia and the general population. Ann Hematol. 2019;98(10):2357-2366. doi:10.1007/ s00277-019-03760-5