NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lê Ngọc Diễm1, Nguyễn Ngọc Anh Thư1, Lê Minh Hoàng1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh không lây trên toàn cầu, ngày càng trở thành gánh nặng kinh tế xã hội. Bệnh gồm 2 típ là ĐTĐ típ 1 và ĐTĐ típ 2, trong đó ĐTĐ típ 2 là bệnh rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên có rất ít công trình nghiên cứu khoa học khảo sát các đặc điểm, thể lâm sàng của bệnh một cách cụ thể và chứng minh được các yếu tố liên quan gây bệnh theo Y học cổ truyền (YHCT). Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến đặc điểm lâm sàng theo Y học cổ truyền ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Cần Thơ. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 107 bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Kết quả: Bệnh nhân mắc ĐTĐ típ 2 ≥ 60 tuổi (69,2%) chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm <60 tuổi (30,8%) và bệnh nhân nữ giới (61,7%) chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới (38,3%). Tạng phủ hư suy là nguyên nhân YHCT gây ĐTĐ típ 2 cao nhất (43,9%). Bệnh nhân thể thượng tiêu có nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là tình chí thất điều (17,5%), thể trung tiêu có nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là ẩm thực bất tiết (5,2%), thể hạ tiêu có nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là tạng phủ hư suy (44,3%). Kết luận: Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 trong nghiên cứu có độ tuổi > 60 chiếm đa số. Nguyên nhân ĐTĐ típ 2 theo YHCT chủ yếu do Tạng phủ hư suy. Tìm thấy mối liên quan giữa tuổi và thể lâm sàng gây bệnh (p < 0,001) và mối liên quan giữa thể lâm sàng với nguyên nhân gây bệnh (p < 0,001).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bộ Y Tế (2020), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2, Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 29 và tháng 12 năm 2020, Hà Nội
3. Lê Minh Hoàng, Châu Nhị Vân (2023), Nội Bệnh lý Y học cổ truyền (tập 3), Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Hội Nội tiết đái tháo đường Việt Nam (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết-Chuyển hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Trịnh Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Huy Bình và cộng sự (2021), "Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị tại Bệnh Viện nội tiết Trung Ương năm 2020", Tạp chí nghiên cứu Y học, 146(10), tr. 150-157.
6. Nguyễn Thị Sơn (2022), "Đái tháo đường", Bệnh học và điều trị Nội Khoa kết hợp Đông Tây Y, tr. 150-165.
7. Nguyễn Thị Anh Thư, Phùng Đức Nhật, Tô Hoàng Linh (2021), "Chi phí điều trị nội trú của người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Quận 6 Tp.Hcm", Tạp chí nghiên cứu Y học, 142(6), tr. 119-125.
8. American Diabetes Association (2022), "Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes", Diabetes Care. 45(1), pp. 17-38.
9. Cho Nam H, et al (2018), "IDF Diabetes Atlas: Global estimates of diabetes prevalence for 2017 and projections for 2045", Diabetes research and clinical practice, 130, pp. 271-281.
10. Wu Y Ding Y, Tanaka Y, Zhang W (2014), "Risk factors contributing to type 2 diabetes and recent advances in the treatment and prevention", Int J Med Sci, 11(11), pp. 185-200.