TÌNH TRẠNG TRẦM CẢM TRÊN BỆNH NHÂN SAU HỘI CHỨNG VÀNH CẤP ĐƯỢC CAN THIỆP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hội chứng vành cấp (HCVC) là một cấp cứu nội khoa không chỉ nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân mà còn mang lại nhiều gánh nặng bệnh tật cho những bệnh nhân sống sót sau biến cố, trong đó có trầm cảm1. PHQ-9 là một thang điểm có độ nhạy và độ đặc hiệu cao có thể lên tới 88% để tầm soát trầm cảm4. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp bằng thang điểm PHQ-9. Đối tượng & Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang tiến cứu tất cả BN HCVC được theo dõi điều trị khoa TMCT-BV Chợ Rẫy từ tháng 2/2019 đến tháng 6/2019 bằng thang điểm PHQ-9 để đánh giá về thực trạng trầm cảm và các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân sau HCVC là 21% được đo bằng thang điểm PHQ-9, không khác biệt giữa các thể lâm sàng. Các yếu tố nguy cơ như nữ giới, tuổi cao, đái tháo đường típ 2, tiền căn tai biến mạch máu não, tình trạng hôn nhân, gia đình không hạnh phúc và tình trạng không có việc làm gây gia tăng nguy cơ trầm cảm ở bệnh nhân sau HCVC. Không thấy mối liên hệ trầm cảm về các thể hội chứng vành cấp, phân độ nặng theo Killip, việc sử dụng thuốc chẹn beta. Kết luận: Trầm cảm sau HCVC là một thực trạng bệnh tật không phải ít xảy ra, có thể lên tới 21%. Nó còn mang lại nhiều gánh nặng bệnh tật cho những bệnh nhân sống sót sau biến cố HCVC. Đây là một thực thể lâm sàng mà các thầy thuốc tim mạch chưa chú ý đến nhiều.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hội chứng vành cấp, trầm cảm, thang điểm PHQ-9
Tài liệu tham khảo
2. Osler M, Martensson S, Wium-Andersen IK, et al. Depression After First Hospital Admission for Acute Coronary Syndrome: A Study of Time of Onset and Impact on Survival. Am J Epidemiol. Feb 1 2016;183(3):218-26.
3. Thombs BD, Bass EB, Ford DE, et al. Prevalence of depression in survivors of acute myocardial infarction. J Gen Intern Med. Jan 2006;21(1):30-8.
4. Barth J, Schumacher M, Herrmann-Lingen C. Depression as a risk factor for mortality in patients with coronary heart disease: a meta-analysis. Psychosom Med. Nov-Dec 2004; 66(6):802-13.
5. Parashar S, Rumsfeld JS, Spertus JA, et al. Time course of depression and outcome of myocardial infarction. Arch Intern Med. Oct 9 2006;166(18):2035-43.
6. Trang PTSvTK. Trầm cảm sau nhồi máu cơ tim theo thang điểm Beck. Y học TP Hồ Chí Minh. 2012;16(1):369 - 375.
7. Lê Công Thiện NKVvNTBY. Bước đầu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim điều trị nội trú tại Viện tim mạch - bệnh viện Bạch Mai. Y học thực hành. 2012;9:3 - 5.
8. Zhao YJ, Jin Y, Rao WW, et al. Prevalence of Major Depressive Disorder Among Adults in China: A Systematic Review and Meta-Analysis. Front Psychiatry. 2021;12:659470.
9. Mezuk B, Eaton WW, Albrecht S, Golden SH. Depression and type 2 diabetes over the lifespan: a meta-analysis. Diabetes Care. Dec 2008; 31(12):2383-90. doi:10.2337/dc08-0985
10. Naqvi TZ, Rafique AM, Andreas V, Rahban M, Mirocha J, Naqvi SS. Predictors of depressive symptoms post-acute coronary syndrome. Gend Med. Dec 2007;4(4):339-51.