KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN CHẤN THƯƠNG TỤY ĐỘ III, IV Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Vũ Hồng Tuân1,2,, Nguyễn Việt Hoa1, Phạm Quang Hùng1,2
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân (BN) chấn thương tụy độ III, IV theo phân loại của AAST và đánh giá kết quả điều trị bảo tồn của bệnh nhi chấn thương tụy tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2018-2022. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 24 bệnh nhân chấn thương tụy độ III, IV trên hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) và được điều trị bảo tồn tại khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong thời gian từ tháng 1/2018 tới tháng 12/2022. Kết quả: Tuổi trung bình là 10,4 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông (95,9%), triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau bụng (100%) và vết xây xát thành bụng (95,8%). Tổn thương tụy trên CLVT: eo tụy chiếm 41,7%, thân và đuôi tụy 48,3%, phân độ theo AAST: độ III có 14 bệnh nhân (58,3%), độ IV 41,7%. Kết quả điều trị bảo tồn: có 2 bệnh nhân phải phẫu thuật, không có bệnh nhân tử vong. Tỉ lệ điều trị thành công là 91,7% trong đó có 16 bệnh nhân (66,7%) hình thành nang giả tụy được dẫn lưu nang – dạ dày qua nội soi. Theo dõi xa: Bệnh nhân theo dõi xa nhất là 5 năm, gần nhất là 13 tháng. Tất cả các bệnh nhân đã ổn định, các xét nghiệm về bình thường. Kết luận: : Điều trị bảo tồn chấn thương tụy độ III, IV ở trẻ em có tính khả thi, tỉ lệ thành công cao tuy nhiên cần điều trị ở những nơi có điều kiện phẫu thuật cũng như can thiệp qua nội soi và chẩn đoán hình ảnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Søreide K, Weiser TG, Parks RW. Clinical update on management of pancreatic trauma. HPB (Oxford). 2018;20(12):1099-1108. doi: 10.1016/j.hpb.2018.05.009
2. Cigdem MK, Senturk S, Onen A, Siga M, Akay H, Otcu S. Nonoperative management of pancreatic injuries in pediatric patients. Surg Today. 2011; 41(5):655-659. doi:10.1007/s00595-010-4339-4
3. Trịnh Văn Tuấn, Trần Bình Giang. Điều trị chấn thương tụy tại bệnh viện Việt Đức. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2013;tập 83(số 3):108-115.
4. Trịnh Hồng Sơn, Trần Công Hoan, Bùi Văn Lệnh. Chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán chấn thương tụy (nhân hai trường hợp). Y học thực hành. 2002;6(424):61-63.
5. de Blaauw I, Winkelhorst JT, Rieu PN, et al. Pancreatic injury in children: good outcome of nonoperative treatment. J Pediatr Surg. 2008; 43(9): 1640-1643. doi: 10.1016/j.jpedsurg. 2008. 03.061
6. Krige JEJ, Kotze UK, Setshedi M, Nicol AJ, Navsaria PH. Prognostic factors, morbidity and mortality in pancreatic trauma: a critical appraisal of 432 consecutive patients treated at a Level 1 Trauma Centre. Injury. 2015;46(5):830-836. doi:10.1016/j.injury.2015.01.032
7. Beres AL, Wales PW, Christison-Lagay ER, McClure ME, Fallat ME, Brindle ME. Non-operative management of high-grade pancreatic trauma: is it worth the wait? J Pediatr Surg. 2013; 48(5): 1060-1064. doi:10.1016/j.jpedsurg. 2013.02.027
8. Garg RK, Mahajan JK. Blunt Trauma Pancreas in Children: Is Non-Operative Management Appropriate for All Grades? Pediatr Gastroenterol Hepatol Nutr. 2017;20(4):252-258. doi:10.5223/ pghn.2017.20.4.252
9. Thái Nguyên Hưng. Đánh giá kết quả điều trị nội khoa chấn thương thân đuôi tụy. Tạp chí y học Việt Nam. 2022;521(2). doi:10.51298/ vmj.v521i2.4033