KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM NGÓN TAY BẰNG VẠT LIÊN CỐT MU TAY

Phan Trung Hiếu1, Lô Quang Nhật1, Vũ Hồng Ái1, Nguyễn Việt Tân2, Nguyễn Văn Bình1, Nguyễn Việt Nam2,
1 Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong cuộc sống lao động và sinh hoạt hằng ngày bàn tay đóng vai trò quan trọng, trong đó ngón I chiếm khoảng 50% chức năng của bàn tay để thực hiện các động tác như cầm nắm, sờ, đối chiếu1. Hiện nay tỉ lệ vết thương do các tai nạn lao động gây nên chấn thương làm dập nát và khuyết hổng phần mềm vùng bàn tay có xu hướng tăng lên và phức tạp hơn đáng kể2. Vì vậy nguy cơ tổn thương bàn ngón tay, đặc biệt tổn thương gây khuyết hổng vùng ngón tay rất cao. Bên cạnh đó các khuyết hổng sau khi phẫu thuật chỉnh hình biến dạng ngón, trồng lại ngón tay đứt rời làm lộ tổ chức phần mềm sẽ để lại di chứng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thẩm mỹ và chức năng làm việc của bàn tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả theo dõi dọc trên tổng số 34 bệnh nhân bị khuyết hổng phần mềm ngón tay được phẫu thuật tạo hình che phủ bằng vạt liên cốt mu tay tại khoa Chấn thương chi trên và Vi phẫu (B1-B) tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/2018 – 3/2024. Kết quả: Kết quả gần 28/34 bệnh nhân vạt sống hoàn toàn chiếm 82.4%, 5 bệnh nhân vạt sống nhưng có hiện tượng bong một phần lớp thượng bì chiếm 14.7%, 1 bệnh nhân vạt sống nhưng hoại tử một phần chiếm 2.9%, không có trường hợp nào thất bại (vạt chết) cần phải thay đổi phương pháp điều trị. Nơi cho vạt được ghép da dày hoặc khâu đóng trực tiếp tùy vào cách di chuyển vạt. Kết quả xa: chúng tôi theo dõi 33 vạt, thời gian theo dõi tối thiểu trên 3 tháng. Kết quả: vạt nơi cho và nơi nhận vạt đều đạt kết quả tốt 29/33 bệnh nhân chiếm 87.9%, kết quả vừa 4 bệnh nhân chiếm 12.1%. Vận động các ngón rất tốt có 5 bệnh nhân chiếm 15.1%, tốt có 27 bệnh nhân chiếm 81.8%, vận động kém có 1 bệnh nhân chiếm 3%. Kích thước và độ dày vạt phù hợp với vùng khuyết hổng phần mềm là 32 bệnh nhân, không phù hợp có 1 bệnh nhân. Kết luận: Có nhiều sự lựa chọn vạt được sử dụng trong phẫu thuật tạo hình che phủ khuyết hổng phần mềm ở ngón tay, trong đó vạt liên cốt mu tay có độ tin cậy cao, mang lại kết quả điều trị tốt về chức năng cũng như thẩm mỹ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Silva, P. G., Lombardi, I., Breitschwerdt, C., Poli Araújo, P. M. & Natour, J. Functional thumb orthosis for type I and II boutonniere deformity on the dominant hand in patients with rheumatoid arthritis: a randomized controlled study. Clin. Rehabil. 22, 684–689 (2008).
2. Khan, M., Hayat, W., Ullah, H. & Khan, N. H. Reconstruction of soft tissue defects of hand: A systematic approach. Pak. J. Med. Sci. 40, 36–40 (2024).
3. Nguyễn Anh Tố. Nghiên cứu giải phẫu cung động mạch mu cổ tay và ứng dụng vạt da hình đảo vùng mu bàn tay trong điều trị khuyết da ở ngón tay. in Luận án tiến sĩ y học (2010).
4. Aboulwafa, A. & Emara, S. Versatility of Homodigital Islandized Lateral V-Y Flap for Reconstruction of Fingertips and Amputation Stumps. Egypt, J. Plast. Reconstr. Surg., Vol. 37, No. 1, January 89–96 (2013).
5. Nguyễn Đức Tiến, Nguyễn Bắc Hùng & Phạm Văn Duyệt. Đánh giá kết quả tạo hình khuyết hổng phần mềm ngón tay bằng vạt cuống liền tại chỗ. Tạp Chí Học Việt Nam 504, (2021).
6. Tatar, B. E., Sabancıoğullarından, F., Gelbal, C. & Bozkurt, M. Use of Heparin Cream for Venous Congestion in the Extended Reverse Metacarpal Artery Flap: A Case Report. Arch. Plast. Surg. 49, 663–667 (2022).
7. Khan, M. et al. Soft tissue reconstruction of thumb: Classification of defects and standardization of treatment. Pol. Przegl. Chir. 95, 0 (2022).
8. Kaleli, T., Ersozlu, S. & Ozturk, C. Double reverse-flow island flaps for two adjacent finger tissue defect. Arch. Orthop. Trauma Surg. 124, 157–160 (2004).