ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ TẮC HẸP ĐỘNG MẠCH CHẬU MẠN TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP NỘI MẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm can thiệp nội mạch trong điều trị tắc hẹp động mạch chậu mạn tính. Xác định các đặc điểm tổn thương động mạch trên hình ảnh cắt lớp điện toán mạch máu ảnh hưởng đến kết quả can thiệp. Phương pháp: Hồi cứu các bệnh án, chọn các trường hợp thỏa tiêu chí chọn mẫu và ghi đầy đủ các số liệu trên hồ sơ vào phiếu thu thập số liệu. Thu thập các thông tin hành chính, lâm sàng, cận lâm sàng trước, trong lúc can thiệp, giai đoạn hậu phẫu và các biến chứng của can thiệp.Thu thập thông tin khi bệnh nhân tái khám sau can thiệp 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, ghi nhận các thông tin: cải thiện lâm sàng và ABI. Kết quả: Tổng số có 41 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu của chúng tôi. Trong đó có 32 bệnh nhân được can thiệp 1 chân, 9 bệnh nhân được can thiệp 2 chân cùng lúc, tổng số có 50 động mạch chậu được can thiệp. Bệnh gặp ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi: 40-88, tuổi trung bình là 67,4 ± 11,0. Số người tăng dần và đạt đỉnh ở lứa tuổi 70-79 tuổi, sau đó giảm dần.Trong tổng số 41 bệnh nhân, có 5 nữ (chiếm 12%) và 36 nam (chiếm 88%). Tỉ lệ nam/nữ = 7,2/1. Hút thuốc lá, rối loạn chuyển hóa lipid máu và tăng huyết áp là các yếu tố nguy cơ thường gặp nhất với các tỉ lệ lần lượt là 90,2%, 78,1% và 63,4%, đặc biệt có 5 trường hợp (12,2%) vừa bệnh động mạch ngoại biên, vừa bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não. Trong nghiên cứu, 13 trường hợp có vấn đề về tim mạch (31,7%), 12 trường hợp bệnh lý về phổi (29,3%), 7 trường hợp bệnh thận mạn (17,1%). Đa số các tổn thương xếp loại TASC A và B (66%), là các tổn thương thích hợp cho điều trị can thiệp nội mạch. Còn lại là tổn thương thương TASC C (8%) và D (28%). Sau can thiệp, 88% chân đã giảm đau so với trước, 96% chân ấm hơn trước. Sau can thiệp động mạch chậu, giá trị ABI trung bình là 0,66 ± 0,29 so với ABI trước can thiệp là 0,36 ± 0,31. Sự cải thiện ABI trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với phép kiểm t-test bắt cặp có p < 0,001. Với định nghĩa thành công về huyết động được đánh giá bằng việc cải thiện giá trị ABI so với trước mổ > 0,10, lô nghiên cứu của chúng tôi đạt 80% trường hợp thành công. Trong 50 động mạch can thiệp có 48 trường hợp thành công, không có biến chứng, đạt 96%. Kết luận: Kết quả tức thì đánh giá ngay sau can thiệp nội mạch trong điều trị bệnh lý tắc hẹp động mạch chậu mạn tính: thành công về kỹ thuật đạt 100%, tỉ lệ biến chứng là 4%, thành công về huyết động đạt 80%. Phương pháp có tỉ lệ thành công khá cao và khá an toàn khi áp dụng tại Việt Nam. Theo dõi bệnh nhân sau 1 năm, thu được các kết quả khá khả quan: tỉ lệ lưu thông đều đạt 98%, thành công về lâm sàng đạt 95%, thành công về huyết động đạt 94%. Hiệu quả của phương pháp can thiệp mạch đem lại rất tốt, tương tự trên thế giới. Do đó có thể áp dụng tốt phương pháp này ở nước ta.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tắc hẹp động mạch chậu mạn tính, Bệnh lý thiếu máu mạn tính chi dưới, Phương pháp ca thiệp nội mạc.
Tài liệu tham khảo
2. Diehm N., Baumgartner I., Jaff M., Do D.-D., Minar E., Schmidli J., et al. (2007), "A call for uniform reporting standards in studies assessing endovascular
3. Ichihashi S., Higashiura W., Itoh H., Sakaguchi S., Nishimine K. & Kichikawa K. (2011), "Long-term outcomes for systematic primary stent placement in complex 4. Gary GF. The North American Symptomatic Carotid Endarterectomy Trial¬Surgical Results in 1415 Patients. Stroke. 1999:30:p.1751-175.
4. NIH (2011), Peripheral Arterial Disease, from http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/ topics/pad/
5. Rossi M. & Iezzi R. (2014), "Cardiovascular and Interventional Radiological Society of Europe Guidelines on Endovascular Treatment in Aortoiliac Arterial
6. Senti M., Nogues X., Pedro-Botet J., Rubies-Prat J. & Vidal-Barraquer F. (1992), "Lipoprotein profile in men with peripheral vascular disease. Role of intermediate density lipoproteins and apoprotein E phenotypes", Circulation, 85(1), pp. 30-36.
7. Sixt S., Alawied A. K., Rastan A., Schwarzwalder U., Kleim M., Noory E., et al. (2008), "Acute and long-term outcome of Endovascular therapy for Aortoiliac occlusive lessions stratified according to the TASC classification: A single-center experience", Journal of Endovascular Therapy, 15(4), pp. 408-416.
8. Soga Y., Iida O., Kawasaki D., Yamauchi Y., Suzuki K., Hirano K., et al. (2012), "Contemporary outcomes after endovascular treatment for aorto-iliac artery disease", Circ J., 76(11), pp. 2697-2704.