KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY BẰNG NẸP KHÓA TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Lê Hải Nam1, Lô Quang Nhật1, Nguyễn Điện Thành Hiệp2, Trần Việt Hảo2, Nguyễn Việt Nam2,
1 Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay (ĐTXCT) bằng nẹp khoá tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, theo dõi dọc trên 49 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật mở và cố định bằng nẹp khoá trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2023. Có 24 nam và 25 nữ với độ tuổi trung bình là 55 tuổi trong đó có 20 BN trên 60 tuổi. Kết quả: Phân loại Neer theo nhóm gãy: nhóm III chiếm 20,4%, nhóm IV chiếm 69,4%, nhóm V chiếm 4,1%, nhóm VI chiếm 6,1%. Kết quả chức năng được đánh giá cho từng bệnh nhân bằng cách sử dụng thang điểm Neer. Thời gian theo dõi trung bình là 18 tháng. Kết quả tốt ở 29 bệnh nhân (59,2%), khá ở 19 bệnh nhân (38,8%), trung bình ở 1 bệnh nhân (2%) không có trường hợp nào đạt kết quả kém. Trong quá trình theo dõi không có trường hợp nào nhiễm trùng vết mổ, hoại tử chỏm hay không liền xương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Đặng Nhật Anh, Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay ở người lớn bằng nẹp vít khóa tại bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp. Luận văn thạc sĩ y học, 2018.
2. Nguyễn Đức Vương, Nghiên cứu đặc điểm tổn thương giải phẫu và kết quả điều trị gãy đầu trên xương cánh tay bằng nẹp khóa, Luận án Tiến sĩ y học, Học viện quân y, 2021.
3. Phạm Đức Tú, Nguyễn Mạnh Khánh, Kết quả điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay bằng kết xương nẹp vít khóa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Tạp chí y học Việt Nam, 2023; 529(8): 349-353
4. Trần Sang, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu trên xương cánh tay bằng kết hợp xương nẹp khóa tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y dược Cần Thơ, 2020.
5. Kiran Kumar, Sharma Gaurav, Sharma Vijay, Jain Vaibhav, Farooque Kamran, and Morey Vivek, Surgical treatment of proximal humerus fractures using PHILOS plate, J Chinese journal of traumatology, 014, 17(5): p. 279-28.
6. Kumar Anshuman and Patnaik Gourishankar, A comparative study of closed reduction and fixation with percutaneous k-wires versus open reduction and internal fixation with philos plate for proximal humerus fractures in the elderly, J International Journal of Orthopaedics, 2018, 4(3): p.398-407.
7. Neer C. S, Displaced proximal humeral fractures. I. Classification and evaluation. The Journal of bone and joint surgery. American volume, 1970, 52(6): 1077-89