ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN SỐC TIM DO NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp. Đối tượng và phương pháp: Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 49 bệnh nhân được chẩn đoán sốc tim do nhồi máu cơ tim tại Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, từ tháng 1/2022 đến tháng 6/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân là 76,1 ± 11,0 tuổi, trong đó nam giới chiếm đa số (59,2%). Thời gian từ khi khởi phát triệu chứng đến khi nhập viện trung bình là 15,1 ± 20,8 giờ. Trong số các bệnh nhân, 20,4% có triệu chứng phù phổi cấp khi nhập viện và 10,2% có cấp cứu ngừng tuần hoàn trước khi nhập viện. Về đặc điểm cận lâm sàng, 69,4% bệnh nhân có ST chênh lên trên điện tâm đồ và siêu âm tim phân suất tống máu thất trái thấp EF = 36,2 ± 11,1%. Trong quá trình điều trị, 33/49 bệnh nhân (67,3%) được can thiệp động mạch vành cấp cứu, 1/49 bệnh nhân (2,0%) được đặt bóng đối xung động mạch chủ, và 4/49 bệnh nhân (8,2%) được sử dụng VA ECMO. Tỷ lệ tử vong tại viện là 63,5%. Kết luận: Bệnh nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp có đặc điểm 69,4% biểu hiện ST chênh lên trên điện tâm đồ, phân suất tống máu thất trái thấp EF = 36,2 ± 11,1%, tổn thương nhiều thân động mạch vành đặc biệt là động mạch liên thất trước. Tỷ lệ tử vong tại viện 65,3%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhồi máu cơ tim cấp, sốc tim, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tài liệu tham khảo
2. Dũng T.V., Minh P.N., và Hùng P.M. (2020). Tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có sốc tim được can thiệp động mạch vành qua da thì đầu. .
3. Phùng Đ.T. (2020), Giá trị thang điểm IABP-SHOCK II trong tiên lượng tử vong sớm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có shock tim, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y hà Nội.
4. Hunziker L., Radovanovic D., Jeger R. và cộng sự. (2019). Twenty-Year Trends in the Incidence and Outcome of Cardiogenic Shock in AMIS Plus Registry. Circ Cardiovasc Interv, 12(4), e007293.
5. Tehrani B.N., Truesdell A.G., Psotka M.A. và cộng sự. (2020). A Standardized and Comprehensive Approach to the Management of Cardiogenic Shock. JACC Heart Fail, 8(11), 879–891.
6. Carnendran L. (2001). Trends in cardiogenic shock: report from the SHOCK Study. European Heart Journal, 22(6), 472–478.
7. Thygesen K., Alpert J.S., Jaffe A.S. và cộng sự. (2019). Fourth universal definition of myocardial infarction (2018). European Heart Journal, 40(3), 237–269.
8. Thiele H., Akin I., Sandri M. và cộng sự. (2017). PCI Strategies in Patients with Acute Myocardial Infarction and Cardiogenic Shock. New England Journal of Medicine, 377(25), 2419–2432.