ĐẶC ĐIỂM CƠN HOẢNG LOẠN Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI PHÒNG KHÁM TÂM THẦN KINH

Phạm Ánh Minh1, Ngô Tích Linh1, Trần Trung Nghĩa1, Phạm Thị Minh Châu1, Trương Quốc Thọ1, Ái Ngọc Phân1, Lê Hoàng Thế Huy1, Nguyễn Thị Thu Sương1, Nguyễn Thi Phú1, Bùi Xuân Mạnh1,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Cơn hoảng loạn là hội chứng thường gặp ở bệnh nhân rối loạn tâm thần, nhưng tại Việt Nam, nghiên cứu về đặc điểm cơn hoảng loạn còn hạn chế. Mục tiêu: Xác định đặc điểm cơn hoảng loạn ở bệnh nhân đến khám tại các phòng khám Tâm thần kinh thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả hàng loạt ca trên 103 bệnh nhân có cơn hoảng loạn từ tháng 03/2024 đến 07/2024. Kết quả: Tuổi khởi phát trung bình là 38,1 ± 14,9 năm, nữ giới chiếm 68,9%. Tỷ lệ các rối loạn tâm thần: rối loạn lo âu (55,3%) và rối loạn hoảng loạn (24,3%) và rối loạn trầm cảm chủ yếu (21,4%) chứng sợ khoảng rộng (6,8%), rối loạn triệu chứng cơ thể (3,9%), rối loạn lưỡng cực (3,9%), và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (1,0%). Triệu chứng thường gặp gồm khó thở (90,3%), hồi hộp (86,4%), và cảm giác nghẹt thở (84,5%). Các khác biệt có ý nghĩa thống kê gồm: khô miệng, cảm xúc tức giận, buồn bã và tội lỗi nặng hơn ở bệnh nhân có rối loạn trầm cảm chủ yếu; đau/khó chịu ngực, tê/ngứa tay chân, cơn nóng bừng/ớn lạnh, tay chân lạnh và sợ phát điên nặng hơn ở bệnh nhân có rối loạn lo âu; sợ chết/bệnh hiểm nghèo, cảm xúc buồn bã và tội lỗi nặng hơn ở bệnh nhân có rối loạn hoảng loạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. American Psychiatric Association (2022). Diagnostic and statistical manual of mental disorders (5th ed., text rev.)
2. Klerman GL, Weissman MM, Ouellette R, Johnson J, et al (1991). Panic Attacks in the Community: Social Morbidity and Health Care Utilization. JAMA, 265(6):742-746.
3. Norton PJ, Zvolensky MJ, Bonn-Miller MO, Cox BJ, et al (2008). Use of the Panic Attack Questionnaire-IV to assess non-clinical panic attacks and limited symptom panic attacks in Student and Community Samples. J Anxiety Disord, 22(7):1159-1171.
4. De Jonge P, Roest AM, Lim CCW, et al (2016). Cross-national epidemiology of panic disorder and panic attacks in the world mental health surveys. Depress Anxiety, 33(12):1155-1177.
5. Sarp A, Arik A, Güz H, Şahin A, et al (2010). Possible Subtypes of Panic Disorder. Turk Psikiyatri Derg, 21:269-279.
6. Ball SG, Buchwald AM, Waddell MT, Shekhar A (1995). Depression and generalized anxiety symptoms in panic disorder. Implications for comorbidity. J Nerv Ment Dis, 183(5):304-308.
7. Bovasso G, Eaton W (1999). Types of Panic Attacks and Their Association With Psychiatric Disorder and Physical Illness.
8. Kushner MG, Beitman BD (1990). Panic attacks without fear: an overview. Behav Res Ther, 28(6):469-479.