HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT LẤY THAI CỦA LEVOBUPIVACAIN 0,375% PHỐI HỢP DEXAMETHASON 4MG HOẶC 8MG TRONG GÂY TÊ CƠ VUÔNG THẮT LƯNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM

Tô Thị Lan Hương1,, Nguyễn Đức Lam2,3, Mai Trọng Hưng3, Nguyễn Công Hùng4
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
4 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu có mục tiêu so sánh hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật lấy thai của Levobupivacain 0,375% phối hợp Dexamethasone 4 mg hoặc Dexamethasone 8 mg trong gây tê cơ vuông thắt lưng (QLB) liều duy nhất dưới hướng dẫn siêu âm. Từ tháng 12/2023 đến tháng 04/2024, thiết kế tiến cứu can thiệp lâm sàng được thực hiện trên nhóm phụ nữ 18 - 50 tuổi, phân độ ASA II, cân nặng ≥50 kg, có đường mổ ngang trên vệ, và được gây tê tủy sống để phẫu thuật lấy thai với kỹ thuật QBL sau mổ lấy thai. Bệnh nhân được chia thành một nhóm được giảm đau sau mổ sử dụng QLB bằng Dexamethasone 4 mg phối hợp Levobupivacain (LD4) và một nhóm được giảm đau sau mổ sử dụng QLB bằng Dexamethasone 8 mg phối hợp Levobupivacain (LD8). Có xu hướng giảm tần số tim trung bình ở thời điểm H48 so với thời điểm H0 ở cả nhóm LD4 và nhóm LD8. Tần số tim trung bình giữa nhóm LD4 và nhóm LD8, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở các thời điểm H12 và H18 (p <0,05). Huyết áp trung bình có xu hướng giảm ở thời điểm H48 so với thời điểm H0 ở cả nhóm LD4 và nhóm LD8. Tần số tim trung bình giữa nhóm LD4 và nhóm LD8 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở thời điểm H12 và H18 (p <0,05).  Điểm đau VAS trung bình khi nghỉ ngơi và vận động có xu hướng giảm ở thời điểm sau phẫu thuật so với thời điểm H0 ở cả nhóm LD4 và nhóm LD8. Sự khác biệt về điểm VAS nghỉ ngơi và vận động ở hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Hiệu quả giảm đau sau phẫu thuật lấy thai của QBL giữa nhóm Levobupivacain 0,375% phối hợp Dexamethasone liều 4 mg với nhóm Levobupivacain 0,375% phối hợp Dexamethasone liều 8 mg là tương đương nhau. Tất cả bệnh nhân đều hài lòng và không ghi nhận biến chứng sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singariya G, Choudhary S, Kamal M, Seervi SN, Bihani P, Kumar M. Analgesic sparing effect of dexamethasone with levobupivacaine in quadratus lumborum block in patients undergoing unilateral inguinal hernia repair: a prospective randomised controlled trial. Indian Journal of Anaesthesia. 2020;64(8):668-674.
2. Irwin R, Stanescu S, Buzaianu C, et al. Quadratus lumborum block for analgesia after caesarean section: a randomised controlled trial. Anaesthesia. Jan 2020;75(1):89-95. doi:10.1111/ anae.14852
3. Baeriswyl M, Kirkham K, Jacot-Guillarmod A, Albrecht E. Efficacy of perineural vs systemic dexamethasone to prolong analgesia after peripheral nerve block: a systematic review and meta-analysis. BJA: British Journal of Anaesthesia. 2017;119(2):183-191.
4. Chong MA, Berbenetz NM, Lin C, Singh S. Perineural versus intravenous dexamethasone as an adjuvant for peripheral nerve blocks: a systematic review and meta-analysis. Regional Anesthesia & Pain Medicine. 2017;42(3):319-326.
5. Acharya R, Sriramka B, Panigrahi S. Comparison of 4 mg dexamethasone versus 8 mg dexamethasone as an adjuvant to levobupivacaine in fascia iliaca block-a prospective study. The Korean Journal of Pain. 2018; 31(4):261-267.
6. Nallam SR. Interscalene brachial plexus block: comparison of efficacy of varying doses of dexamethasone combined with levobupivacaine: a double-blind randomised trail. Journal of Evolution of Medical and Dental Sciences. 2014;3(25):6900-6909.