ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MẠN TÍNH CỦA NANG LÔNG TUYẾN BÃ THÔNG THƯỜNG MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH, NẶNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ NĂM 2023-2024

Nguyễn Thị Yên Ba1,, Huỳnh Văn Bá2, Từ Tuyết Tâm2
1 Bệnh viện Bình An
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mụn trứng cá thông thường là một bệnh viêm mạn tính của đơn vị tuyến bã nhờn.  Intense Pulse Light (IPL) sử dụng nguồn ánh sáng kết hợp có quang phổ rộng, cường độ cao được chứng minh là phương pháp điều trị mụn trứng cá an toàn, ít tác dụng phụ. Việc nghiên cứu kết quả điều trị mụn trứng cá thông thường trung bình, nặng là việc làm hết sức cấp thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị viêm mạn tính của đơn vị tuyến bã nhờn thông thường (Mụn trứng cá) mức độ trung bình, nặng bằng IPL tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca trên 36 bệnh nhân mụn trứng cá thông thường mức độ trung bình, nặng có lo âu được điều trị tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ từ tháng 05 năm 2023 đến tháng 05 năm 2024. Kết quả: Tỷ lệ điều trị thành công mụn trứng cá là 86,1%. Điều trị mụn trứng cá bằng IPL là an toàn, các tác dụng không mong muốn như đỏ da, đau, nóng ít gặp và đều ở mức độ nhẹ và tự khỏi, không cần phải can thiệp. Kết luận: Điều trị mụn trứng cá thông thường mức độ trung bình, nặng bằng IPL có tỷ lệ bệnh nhân hài lòng cao, tỷ lệ điều trị thành công cao, an toàn, giảm lo âu cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Trần Hậu Khang (2017), “Bệnh trứng cá”, Bệnh học da liễu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 23-29.
2. Nguyễn Ngọc Oanh, Bùi Thị Vân (2023), “Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa đến nặng tại Bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y dược lâm sàng 108, Tập 18 - Số 8/2023, tr. 40-43.
3. Đào Duy Thanh (2020), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, đánh giá kết quả điều trị mụn trứng cá thông thường bằng phương pháp IPL kết hợp ánh sáng xanh và bôi FOB 10-Lotion tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ năm 2019-2020, Luận văn bác sỹ chuyên khoa 2, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.
4. Deshpande A.J. (2018), “Efficacy and Safety Evaluation of Highdensity Intense Pulsed Light in the Treatment of Grades II and IV Acne Vulgaris as Monotherapy in Dark-skinned Women of Child Bearing Age”, J Clin Aesthet Dermatol, 11(4), pp. 43-48.
5. Karan S., Vikran J., Anil G. (2019), “A Comparative Study between Topical Adapalene (0.1%) versus a Combination of Topical Adapalene (0.1%) and Intense Pulsed Light Therapy in the Treatment of Inflammatory and Noninflammatory Facial Acne Vulgaris: A Split‑Face Randomized Controlled Trial”, Indian J Drugs Dermatol, 5, pp. 19-25.
6. Li Y., Zhu J., Zhang Y., et al. (2020), “Isotretinoin plus 420 nm intense pulsed light versus isotretinoin alone for the treatment of acne vulgaris: a randomized, controlled study of efficacy, safety, and patient satisfaction in Chinese subjects”, Lasers in Medical Science, 36, pp. 657-665.
7. Ryu S.I., Suh D.H., Lee S.J., et al. (2021), “Efficacy and safety of intense pulsed light using a dual-band filter for the treatment of facial acne vulgaris”, Lasers in Medical Science, 37, pp. 531-536.
8. Samuels D.V., Rosenthal R., Lin R., et al. (2020), “Acne vulgaris and risk of depression and anxiety: A meta-analytic review”, Journal of the American Academy of Dermatology, 83(2), pp. 532-41.