ĐIỀU TRỊ GÃY CHỎM QUAY TRẬT KHỦYU BẰNG PHƯƠNG PHÁP LẤY BỎ CHỎM, CHÈN CƠ KHUỶU

Nguyễn Văn Thái1, Đỗ Hồng Phúc1,, Lê Gia Ánh Thỳ2, Nguyễn Viết Tân2, Nguyễn Ngọc Hiếu3, Cao Kim Xoa4
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch Tp. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Tp. Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Quân Y 7A
4 Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khả năng phục hồi chức năng bệnh nhân sau phẫu thuật và ghi nhận các biến chứng sau phẫu thuật lấy bỏ chỏm quay chèn cơ khuỷu ở bệnh nhân gãy nát chỏm quay có trật khuỷu tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình, thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp: Báo cáo mô tả qua 10 ca lâm sàng. Bàn luận: Trong 10 trường hợp nghiên cứu, các bệnh nhân phục hồi được tầm vận động gập duỗi trung bình 00 - 00 - 1300 và sấp ngửa ở mức 800 - 00 - 800. Tất cả các bệnh nhân có khớp khuỷu không đau khi nghỉ ngơi và mức độ đau khi vận động theo VAS là 2,5. Điểm trung bình ASES-e đạt 90,3 điểm đạt mức tốt. Mất vững dạng khuỷu độ 2 ở 3 trường hợp nhưng không có ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Không có trường hợp nào tái trật. Phương pháp này có kết quả tương đối tương đồng với điều trị lấy bỏ chỏm quay trong các trường hợp gãy chỏm quay đơn thuần cũng như trong các trường hợp gãy nát chỏm quay kết hợp xương nẹp khóa trước đây. Kết luận: Điều trị gãy chỏm quay trong bối cảnh trật khuỷu bằng phương pháp lấy bỏ chỏm có chèn cơ khuỷu đem lại một kết quả ban đầu khả quan có thể áp dụng được trong điều kiện hiện nay.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Schnetzke, M., et al. (2014), "Radial head prosthesis in complex elbow dislocations: effect of oversizing and comparison with ORIF", Int Orthop. 38(11), pp. 2295-301.doi: 10.1007/s00264-014-2478-8
2. Ring, D. (2008), "Displaced, unstable fractures of the radial head: fixation vs. replacement--what is the evidence?", Injury. 39(12), pp. 1329-37.doi:10.1016/j.injury.2008.04.011
3. Tejwani, Nirmal C. and Mehta, Hemang (2007), "Fractures of the Radial Head and Neck: Current Concepts in Management", JAAOS - Journal of the American Academy of Orthopaedic Surgeons. 15(7), pp. 380-387
4. Catellani, F., et al. (2018), "Radial Head Resection versus Arthroplasty in Unrepairable Comminuted Fractures Mason Type III and Type IV: A Systematic Review", Biomed Res Int. 2018, p. 4020625.doi:10.1155/2018/4020625
5. Lópiz, Yaiza, et al. (2016), "Comminuted fractures of the radial head: resection or prosthesis?", Injury. 47, pp. S29-S34.doi:https://doi.org/10.1016/S0020-1383(16)30603-9
6. Rahmi, H., et al. (2018), "Clinical outcomes of anconeus interposition arthroplasty after radial head resection in native and prosthetic radial heads", J Shoulder Elbow Surg. 27(6s), pp. S29-s34.doi:10.1016/j.jse.2018.02.052
7. Özsoy, M. H., et al. (2016), "Anconeus interposition arthroplasty in acute multiligamentous elbow injuries with irreparable radial head fractures: a novel approach", Acta Orthop Traumatol Turc. 50(3), pp. 303-8.doi:10.3944/aott.2015.15.0092
8. Crönlein, M., et al. (2017), "Using an anatomically preshaped low-profile locking plate system leads to reliable results in comminuted radial head fractures", Arch Orthop Trauma Surg. 137(6), pp.789-795.doi:10.1007/s00402-017-2693-z