ĐÁNH GIÁ KIỂU HÌNH NHA CHU VÙNG RĂNG TRƯỚC VÀ RĂNG CỐI NHỎ HÀM TRÊN Ở NGƯỜI TỪ 18 ĐẾN 25 TUỔI

Trương Huỳnh Diễm Uyên1,, Đỗ Thu Hằng2
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng
2 Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định và so sánh chiều cao nướu sừng hóa, độ dày nướu và độ dày xương ổ mặt ngoài của các nhóm răng trước và răng cối nhỏ hàm trên ở người từ 18 đến 25 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: 121 đối tượng tuổi từ 18 đến 25 tham gia nghiên cứu có sức khỏe toàn thân tốt, mô nha chu vùng răng trước và cối nhỏ hàm trên lành mạnh. Tất cả đối tượng nghiên cứu được khám lâm sàng và chụp phim cắt lớp điện toán chùm tia hình nón (CBCT). Độ dày nướu (ĐDN) và độ dày xương ổ răng (ĐDXO) mặt ngoài của các nhóm răng trước và răng cối nhỏ hàm trên được đo đạc trên phim CBCT. Chiều cao nướu sừng hóa (CCNSH) được đo đạc trên lâm sàng bằng phương pháp nhuộm hóa mô. Sử dụng các phép kiểm thống kê thích hợp để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm răng trước và răng cối nhỏ hàm trên về CCNSH, ĐDN và ĐDXO. Kết quả: Độ tuổi trung bình đối tượng nghiên cứu là 21,8 tuổi, nam chiếm 51,2%. Theo thứ tự nhóm răng cửa giữa, cửa bên, nanh, cối nhỏ thứ nhất và cối nhỏ thứ hai, CCNSH lần lượt là 5,53 ± 1,34 mm, 5,81 ± 1,45 mm, 4,97 ± 1,42 mm, 3,65 ± 1,13 mm, 4,25 ± 1,34 mm, ĐDN lần lượt là 1,56 ± 0,29 mm, 1,35 ± 0,25 mm, 1,30 ± 0,30 mm, 1,60 ± 0,32 mm, 1,87 ± 0,42 mm và ĐDXO lần lượt là 1,03 ± 0,23 mm, 1,01 ± 0,22 mm, 1,06 ± 0,31 mm, 1,20 ± 0,36 mm, 1,49 ± 0,44 mm. Chiều cao nướu sừng hóa cao nhất ở răng cửa bên và thấp nhất ở răng cối nhỏ thứ nhất (p < 0,05). Trung bình ĐDN ở nhóm răng cửa bên và răng nanh thấp hơn đáng kể so với các nhóm răng còn lại (p < 0,05). ĐDXO nhóm răng cối nhỏ cao hơn nhóm răng trước có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Có sự khác biệt về CCNSH, ĐDN và ĐDXO giữa các nhóm răng trước và răng cối nhỏ hàm trên. Phần lớn nhóm răng cửa bên và răng nanh có ĐDN mỏng dưới 1,5 mm, ĐDXO ≤ 1 mm ở các nhóm răng cửa giữa, cửa bên và răng nanh chiếm tỷ lệ ưu thế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lâm TH, Vũ Đ, Phi TNQ. Đánh giá bề dày vách xương và mô nướu mặt ngoài vùng răng trước hàm trên: Nghiên cứu trên hình ảnh CBCT. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;501(1)
2. Kim DM, Bassir SH, Nguyen TT. Effect of gingival phenotype on the maintenance of periodontal health: An American Academy of Periodontology best evidence review. Journal of periodontology. 2020;91(3):311-338.
3. Jepsen S, Caton JG, Albandar JM, et al. Periodontal manifestations of systemic diseases and developmental and acquired conditions: Consensus report of workgroup 3 of the 2017 World Workshop on the Classification of Periodontal and Peri-Implant Diseases and Conditions. J Periodontol. Jun 2018;89 Suppl 1:S237-S248. doi:10.1002/JPER.17-0733
4. Malpartida-Carrillo V, Tinedo-Lopez PL, Guerrero ME, Amaya-Pajares SP, Ozcan M, Rosing CK. Periodontal phenotype: A review of historical and current classifications evaluating different methods and characteristics. J Esthet Restor Dent. Apr 2021;33(3):432-445. doi:10.1111/ jerd.12661
5. Lee WZ, Ong MM, Yeo ABK. Gingival profiles in a select Asian cohort: A pilot study. Journal of Investigative and Clinical Dentistry. 2018; 9(1):e12269.
6. Claffey N, Shanley D. Relationship of gingival thickness and bleeding to loss of probing attachment in shallow sites following nonsurgical periodontal therapy. Journal of clinical periodontology. 1986;13(7):654-657.
7. Infante L. Facial gingival tissue stability following immediate placement and provisionalization of maxillary anterior single implants: a 2-to 8-year follow-up. Int J Oral Maxillofac Implants. 2011;26(1):179-87.
8. Jung RE, Sailer I, Hammerle C, Attin T, Schmidlin P. In vitro color changes of soft tissues caused by restorative materials. International Journal of Periodontics and Restorative Dentistry. 2007;27(3):251.
9. Nowzari H, Molayem S, Chiu CHK, Rich SK. Cone beam computed tomographic measurement of maxillary central incisors to determine prevalence of facial alveolar bone width≥ 2 mm. Clinical implant dentistry and related research. 2012;14(4):595-602.