KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN VIỆT NAM MẮC SẸO DO TRỨNG CÁ

Võ Huy Tâm1, Huỳnh Thị Xuân Tâm1,
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng ở bệnh nhân mắc sẹo do trứng cá. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, tiến cứu gồm 57 bệnh nhân mắc sẹo do trứng cá và 57 bệnh nhân mắc trứng cá không sẹo đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ 04/2024 – 10/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân nhóm sẹo do trứng cá (SDTC) là 20,11 ± 3,15, trong khi nhóm trứng cá không sẹo (TCKS) là 20,02 ± 3,79. Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong nhóm SDTC (54,4%) so với nhóm TCKS (36,8%). Tuổi khởi phát trung vị của bệnh nhân nhóm SDTC là 15 tuổi. Sẹo teo chiếm tỷ lệ cao nhất (80,7%). Ngược lại sẹo quá phát/sẹo lồi chỉ chiếm 19,3% và chủ yếu phân bố ở vùng ngực và lưng. Hầu hết bệnh nhân mắc SDTC mức độ nhẹ và trung bình (70,2%) theo thang định tính Goodman và Baron. Kết luận: SDTC phổ biến ở nam giới và thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên. Tiền sử gia đình và tiền căn tái phát trứng cá có thể là yếu tố nguy cơ gây ra sẹo trong khi giới tính có thể liên quan đến độ nặng sẹo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tan J, Thiboutot D, Gollnick H, et al. Development of an atrophic acne scar risk assessment tool. J Eur Acad Dermatol Venereol. Sep 2017;31(9):1547-1554. doi: 10.1111/jdv.14325
2. Nguyễn Hồ Phương Hiền NTT. Đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẹo mụn trứng cá. Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2019
3. Wen X, Du H, Hao X, Zhang H, Guo Y. TIMP2 genetic variation rs4789932 may associate with an increased risk of developing acne scarring based on a case-control study of Chinese Han population. J Cosmet Dermatol. Oct 2022; 21(10):4740-4747. doi:10.1111/jocd.14749
4. Trần Quốc Bảo NTH. Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp tách đáy sẹo kết hợp laser CO2 vi điểm đồng thì so với khác thì trong điều trị sẹo rỗ do mụn trứng cá. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch; 2023.
5. Liu L, Xue Y, Chen Y, et al. Prevalence and risk factors of acne scars in patients with acne vulgaris. Skin Res Technol. Jun 2023; 29(6):e13386. doi:10.1111/srt.13386
6. Nguyễn Thị Kim Cúc PTL. Hiệu quả điều trị sẹo lõm sau trứng cá bằng Radiofrequency vi điểm xâm nhập. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2017;107(2):pp. 150 - 156.
7. Camacho M, Viteri MI, Yepez P, et al. Risk factors for acne scarring in Ecuador. PLoS One. 2024;19(5):e0285648. doi:10.1371/journal.pone.0285648
8. Chuah SY, Goh CL. The Impact of Post-Acne Scars on the Quality of Life Among Young Adults in Singapore. J Cutan Aesthet Surg. Jul-Sep 2015; 8(3):153-8. doi:10.4103/0974-2077.167272
9. Agrawal DA, Khunger N. A Morphological Study of Acne Scarring and Its Relationship between Severity and Treatment of Active Acne. J Cutan Aesthet Surg. Jul-Sep 2020;13(3):210-216. doi:10.4103/JCAS.JCAS_177_19