ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ XẠ PHẪU GAMMA KNIFE UNG THƯ DI CĂN THÂN NÃO TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Di căn não là khối u ác tính hay gặp nhất của não, gấp hơn 10 lần ung thư nguyên phát tại não. Tổn thương di căn não thường gặp ở 15 – 40% bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên, di căn thân não ít gặp, chỉ chiếm khoảng 3 – 5% của tất cả các trường hợp di căn não. Hầu hết các tổn thương di căn thân não không thể phẫu thuật, do đó xạ trị được sử dụng rộng rãi. Xạ toàn não được coi là một phương pháp điều trị chính, tuy nhiên xạ toàn não làm tổn thương nhiều mô não lành và gây ra nhiều di chứng tại não. Xạ phẫu đang chứng minh sự hiệu quả trong điều trị ung thư di căn thân não, nhưng nhìn chung bị hạn chế do sự lo ngại về các tác dụng không mong muốn khi sử dụng liều xạ cao. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá kết quả điều trị ung thư di căn thân não bằng phương pháp xạ phẫu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 57 bệnh nhân ung thư di căn thân não từ tháng 7/2019 đến 7/2024. Bệnh nhân được lựa chọn di căn não từ 1 – 10 ổ, trong đó có tổn thương di căn thân não, chỉ số toàn trạng Karnofsky ≥ 60. Bệnh nhân được xạ phẫu bằng máy Gamma Knife thế hệ Icon với liều chỉ định 20 – 24 Gy với khối u < 2cm, 18 – 20 Gy với khối u 2 – 3 cm. Bệnh nhân được đánh giá đáp ứng triệu chứng lâm sàng và hình ảnh theo tiêu chuẩn RANO tại các thời điểm 6 tháng, 12 tháng, và kết quả sống thêm. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ kiểm soát khối u thân não tại 6 tháng là 77,2%. Tỷ lệ sống thêm sống thêm toàn bộ tại thời điểm 6 tháng là 70,5%; 12 tháng là 42,2%; 24 tháng là 30,8%, trung vị thời gian sống thêm toàn bộ là 11,0 ± 1,5 tháng. Kết luận: Xạ phẫu là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với tổn thương ung thư di căn thân não.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
xạ phẫu, di căn não, thân não, sống thêm.
Tài liệu tham khảo
2. Tosoni A, Ermani M, Brandes AA. The pathogenesis and treatment of brain metastases: a comprehensive review. Critical reviews in oncology/hematology. Dec 2004;52(3):199-215. doi:10.1016/j.critrevonc.2004.08.006
3. Soffietti R, Ruda R, Mutani R. Management of brain metastases. Journal of neurology. Oct 2002;249(10):1357-69. doi:10.1007/s00415-002-0870-6
4. Kilburn JM, Ellis TL, Lovato JF, et al. Local control and toxicity outcomes in brainstem metastases treated with single fraction radiosurgery: is there a volume threshold for toxicity? Journal of neuro-oncology. Mar 2014; 117(1):167-74. doi:10.1007/s11060-014-1373-x
5. Murray L, Menard C, Zadeh G, et al. Radiosurgery for brainstem metastases with and without whole brain radiotherapy: clinical series and literature review. Journal of radiation oncology. 2017;6(1):21-30. doi:10.1007/s13566-016-0281-4
6. Trifiletti DM, Lee CC, Winardi W, et al. Brainstem metastases treated with stereotactic radiosurgery: safety, efficacy, and dose response. Journal of neuro-oncology. Nov 2015;125(2):385-92. doi:10.1007/s11060-015-1927-6
7. Trifiletti DM, Lee CC, Kano H, et al. Stereotactic Radiosurgery for Brainstem Metastases: An International Cooperative Study to Define Response and Toxicity. International journal of radiation oncology, biology, physics. Oct 1 2016;96(2): 280-288. doi:10.1016/ j.ijrobp.2016.06.009
8. Nicosia L, Navarria P, Pinzi V, et al. Stereotactic radiosurgery for the treatment of brainstem metastases: a multicenter retrospective study. Radiation oncology. Aug 9 2022;17(1):140. doi:10.1186/s13014-022-02111-5