KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT GÃY MONTEGGIA Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Vũ Văn Túc1, Lê Mạnh Sơn2, Đào Xuân Thành1,3,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
3 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh Xquang của nhóm bệnh nhân nghiên cứu. Nhận xét kết quả phẫu thuật điều trị phẫu thuật gãy Monteggia ở người trưởng thành tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang 35 bệnh nhân (BN) gãy Monteggia ở người trưởng thành đã được chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 01/2019- 12/2023 bằng phân loại Bado. Lấy mẫu tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu. Kết quả: Trong 35 BN, tuổi trung bình 35.43 ± 13.8 tuổi (thấp nhất là 19 và cao nhất là 71 tuổi), tỉ lệ (%) nam/nữ: 57.1/42.9. Kết quả gần: Về kết quả chỉnh trục và kết xương hết di lệch (32/35BN) chiếm tỉ lệ 91.4%, di lệch ít (3/35BN) chiếm tỉ lệ 8.6% và không có BN nào có kết quả kém. Về phục hồi giải phẫu chỏm quay theo tiêu chí: có 34/35 BN sau khi kết hợp xương trụ chỏm quay về vị trí, có 1/35 bệnh nhân phải mở khớp lồi cầu cánh tay - chỏm quay để đặt lại chỏm. Kết quả xa: Kết quả liền xương theo Trần Đình Chiến: liền tốt 32/35 BN chiếm 91.4%, liền xấu 8.6%, không có trường hợp nào gãy PTKX. Kết quả chung về tại thời điểm khám lại đánh giá theo thang điểm Anderson: rất tốt (24/35BN) chiếm tỷ lệ 68.6%, tốt (9/35BN) chiếm tỉ lệ 25.7% và trung bình (2/35BN) chiếm tỉ lệ 5,7% và không có kết quả kém, trong đó đánh giá chức năng khớp khủy theo Mayo Elbow Performance Score (MEPS) trung bình là 90.14±9.4 điểm (thấp nhất là 70 điểm và cao nhất là 100 điểm). Không có bệnh nhân nào bị trật lại chỏm quay sau phẫu thuật. Tất cả các trường hợp liệt thần kinh quay đều tự phục hồi sau 6 tháng mà không cần can thiệp phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương gãy Monteggia ở người trưởng thành là phương pháp an toàn, hiệu quả, sớm phục hồi chức năng cho cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. J. L. Bado, “La lesion de Monteggia,” in La lésion de monteggia, 1958, pp. 140–140.
2. J. Thirumavalavan, I. R. Penvose, and V. Prokuski-Lund, “Adult Monteggia Fracture-Dislocations,” Operative Techniques in Orthopaedics, vol. 33, no. 1, p. 101026, Mar. 2023.
3. A. L. Petrushin, П. А. Леонидович, S. V. Bragina, Б. С. Валентиновна, P. A. Berezin, and Б. П. Андреевич, “Current views on radial head subluxation”, Pediatric Traumatology, Orthopaedics and Reconstructive Surgery, vol. 7, no. 4, Art. no. 4, 2019.
4. Nguyễn Toàn Chung (2019), "Đánh giá kết quả điều trị gãy kín Monteggia ở người lớn bằng phương pháp kết xương nẹp vít", Luận văn thạc sĩ, Học Viện Quân Y, Hà Nội.
5. Phí Mạnh Công (2018), "Nhận xét kết quả điều trị bằng phẫu thuật gãy kín Monteggia ở người trưởng thành tại bệnh viện Việt Đức", Luận văn chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
6. M. M. Weber, T. Rosteius, T. A. Schildhauer, M. Königshausen, and V. Rausch, “Monteggia fractures and Monteggia-like-lesions: a systematic review,” Arch Orthop Trauma Surg, vol. 143, no. 7, pp. 4085–4093, Jul. 2023.
7. J.L.Bado, "The Monteggia lesion", Clin Orthop Relat Res, 1967. 50: p. 71-86.
8. N. P. Johnson and M. Silberman, “Monteggia Fractures,” in StatPearls, Treasure Island (FL): StatPearls Publishing, 2024. Accessed: Aug. 15, 2024.