KẾT QUẢ TẠO HÌNH THÂN ĐỐT SỐNG BẰNG BƠM CEMENT SINH HỌC TRÊN BỆNH NHÂN BỊ XẸP ĐỐT SỐNG DO LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị xẹp thân đốt sống có loãng xương bằng phương pháp bơm cement sinh học tại Bệnh viện đa khoa Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang lấy số liệu tiến cứu, lấy mẫu thuận tiện trên 32 bệnh nhân xẹp đốt sống tại khoa tại khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Việt Đức từ tháng 6/2022 đến 11/2023. Kết quả: Hầu hết bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương thường là nữ giới và tuổi cao, đặc biệt là bệnh nhân >70 tuổi Tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng lâm sàng là đau lưng với điểm VAS trung bình là 7 điểm và hạn chế vận động. Phần lớn xẹp đốt sống xuất hiện ở bệnh nhân loãng xương và sau khi chấn thương cột sống. Tạo hình đốt sống bằng bơm cement là một phương pháp điều trị an toàn và chúng tôi chưa ghi nhận biến chứng nào trong nghiên cứu. Lượng cement bơm vào mỗi đốt sống trung bình 8 ml (6-10ml) và phụ thuộc vào nguyên nhân gây xẹp đốt sống và mức độ xẹp đốt sống. Hiệu quả điều trị rất cao, 100% bệnh nhân giảm đau ngay sau bơm, điểm VAS giảm rõ rệt trước và sau bơm. Kết luận: Bơm cement qua da là một phương pháp ít xâm lấn, đem lại hiệu quả cao với tỷ lệ 100% bệnh nhân giảm đau ngay sau bơm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xẹp đốt sống; Bơm cement sinh học; Loãng xương.
Tài liệu tham khảo
2. Đào Văn Nhân. Đánh giá kết quả bước đầu tạo hình thân đốt sống qua da bằng bơm cement sinh học ở bệnh nhân gãy xẹp đốt sống do loãng xương, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2012:16(4), 330-334.
3. Phạm Mạnh Cường, Phạm Minh Thông. Đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp đốt sống bệnh lý, Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, 2008: 1, 62-68.
4. Norikazu H and Masato N. Percutaneous transpedicular vertebroplasty with calcium phosphate cement in the treament of osteoporotic vertebral compression and brust fracture, J. Neurosurg: Spine, 2002: 97, 287-293.
5. Jason W Savage, Gregory D Schroeder and Paul A Anderson. Vertebroplasty and kyphoplasty for the treatment of vertebral compression fractures: an evidenced-based review of the literature, The Spine Journal, 2014: 9(6), 501-508.
6. Đàm Thuỷ Trang. Nghiên cứu hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp đốt sống mới do loãng xương, Đại học Y Hà Nội. 2013.[Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú]
7. Evans AJ, Jensen ME, Kip KE, et al. Vertebral compression fractures: pain reduction and improvement in functional mobility after percutaneous polymethylmethacrylate vertebroplasty retrospective report of 245 cases. Radiology. 2003; 226(2):366-372. doi:10.1148/ radiol.2262010906
8. Vũ Thi Thanh Thuỷ. Nghiên cứu một số liên quan đến nguy cơ lùn đốt sống do loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, Luận án phó tiến sỹ khoa học y dược, 1996: 3-98.
9. Phạm Mạnh Cường. Nghiên cứu áp dụng và bước đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị một số tồn thương đốt sống vùng lưng và thắt lưng, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện 2006: 3-68.
10. C Depriseter, H. Deramond. Percutaneous vertebroplasty: indications, technique, and complications, W.B. Saunders company, 2003:346-357.