VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN CÚM Ở TRẺ EM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng viêm phổi liên quan cúm ở trẻ em. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh, bệnh nhân từ 0-16 tuổi có viêm phổi và dương tính với Cúm, điều trị tại bệnh viện Đa khoa Xanh-pôn từ 01/2022 đến 05/2024. Các biến số: dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, mức độ nặng, thời gian bắt đầu điều trị kháng virus và kết quả điều trị được phân tích. Kết quả: Tổng cộng có 130 trẻ dưới 16 tuổi mắc viêm phổi liên quan đến cúm được đưa vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là dưới 24 tháng, có nguy cơ cao mắc bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ (62.31% so với 37.69%). Tỷ lệ tiêm phòng cúm còn thấp (26.92%). Triệu chứng thường gặp nhất là sốt, ho, chảy mũi và tiếng ran ở phổi. Hình ảnh X-quang phổ biến là viêm phổi rải rác (68.46%). Đa số bệnh nhân có thời gian điều trị dưới 14 ngày, với tỷ lệ hồi phục cao. Những trẻ dưới 24 tháng tuổi hoặc được dùng thuốc kháng virus muộn (sau 48 giờ) có nguy cơ tiến triển viêm phổi nặng (p < 0.05). Kết luận: Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc viêm phổi liên quan đến cúm, đặc biệt trẻ dưới 24 tháng có nguy cơ bị viêm phổi nặng. Tỷ lệ trẻ được tiêm phòng cúm còn thấp. Sử dụng thuốc kháng virus sớm (trong 48 giờ) là một yếu tố quan trọng để giảm mức độ nặng của bệnh
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm phổi, Cúm, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Khuyến cáo phòng chống cúm mùa. https://vncdc.gov.vn/khuyen-cao-phong-chong-cum-mua-nd13463.html (accessed 2024-09-16).
3. Huyền L. T. T. Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và kết quả điều trị bệnh cúm ở trẻ em tại Bệnh viện Đại học y khoa Vinh. VMJ 2024, 536 (2). https://doi.org/10. 51298/vmj.v536i2.8911.
4. Bộ Y tế. Quyết Định 101/QĐ-BYT. Quyết Định Ban Hành Hướng Dẫn Xử Trí Viêm Phổi Cộng Đồng ở Trẻ Em. 2014.
5. Hà Mạnh Tuấn. Đặc Điểm Của Bệnh Nhi Viêm Phổi so Cúm A H1N1. Tạp Chí y Học Thành Phố Hồ Chí Minh - Tập 22 - Phụ Bản Số 1- 2018.
6. Thủy B. T. T.; Thúy N. T. D.; Hiền N. T. T.; Dịch tễ học lâm sàng, cận lâm sàng, bệnh cúm mùa ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Hải Dương. VMJ 2024, 542 (1). https://doi.org/10.51298/vmj. v542i1.10951.
7. Vega-Briceño, L. E.; Potín, M.; Bertrand, P.; Clinical features of respiratory infections due to influenza virus in hospitalized children. Rev Med Chil 2005, 133 (8), 911–918. https://doi.org/ 10.4067/s0034-98872005000800007.
8. Mattila, J.-M.; Vuorinen, T.; Heikkinen, T. Comparative Severity of Influenza A and B Infections in Hospitalized Children. Pediatr Infect Dis J 2020, 39 (6), 489–493. https://doi.org/ 10.1097/INF.0000000000002610.
9. Dawood, F. S.; Chaves, S. S.; Pérez, A.; Complications and Associated Bacterial Coinfections among Children Hospitalized with Seasonal or Pandemic Influenza, United States, 2003-2010. J Infect Dis 2014, 209 (5), 686–694. https://doi.org/10.1093/infdis/jit473.
10. Eşki, A.; Öztürk, G. K.; Gülen, F.; Risk Factors for Influenza Virus Related Severe Lower Respiratory Tract Infection in Children. Pediatr Infect Dis J 2019, 38 (11), 1090–1095. https://doi.org/10.1097/INF.0000000000002447.