NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA NỘI SOI PHÓNG ĐẠI NHUỘM MÀU ẢO (FICE) VÀ NHUỘM MÀU THẬT (CRYSTAL VIOLET) TRONG DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG

Bình Nguyên Phạm 1,, Trường Khanh Vũ 1, Văn Long Đào 2
1 Khoa Tiêu Hóa, Bệnh viện Bạch Mai
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nội soi đại trực tràng (ĐTT) là phương pháp tốt nhất cho phép phát hiện, điều trị polyp, giúp giảm từ 76-90% tỷ lệ mắc mới ung thư ĐTT. Tuy nhiên, nội soi ánh sáng trắng còn hạn chế trong dự đoán chính xác mô bệnh học polyp. Các kỹ thuật nội soi cải tiến đã được phát triển giúp quan sát chi tiết hơn bề mặt niêm mạc, cấu trúc mạch máu dưới niêm mạc từ đó dự đoán chính xác kết quả mô bệnh học polyp, hỗ trợ điều trị chính xác. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đối chiếu hình ảnh nội soi phóng đại (NSPĐ) nhuộm màu ảo (FICE) và nhuộm màu that (Crystal violet) với kết quả mô bệnh học ở bệnh nhân có polyp đại trực tràng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả đánh giá nghiệm pháp chẩn đoán trên tổng số 332 polyps ĐTT của 266 bệnh nhân được cắt nội soi hoặc phẫu thuật từ tháng 6/2016 đến 9/2019. Bệnh nhân được nội soi thường ĐTT phát hiện polyp. Sau đó, polyp sẽ được NSPĐ nhuộm màu ảo FICE đánh giá đặc điểm hình ảnh mạch máu niêm mạc theo Teixeira (gồm 5 typ), và NSPĐ nhuộm màu thật Crystal violet 0,05% đánh giá hình thái lỗ niêm mạc (pit pattern) theo phân loại Kudo. Cuối cùng, các polyp sẽ được chỉ định cắt nội soi hoặc phẫu thuật và lấy mẫu để đọc kết quả mô bệnh học (polyp tân sinh/không tân sinh) và đối chiếu với các phân loại theo hình ảnh nội soi. Kết quả: Trong nghiên cứu, 278/332 polyp tân sinh (231 polyp u tuyến và 47 polyp ung thư). Các phương pháp NSPĐ nhuộm màu đều có độ nhạy, độ chính xác cao khi đối chiếu với kết quả mô bệnh học của polyp. Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của chẩn đoán với các polyp tân sinh của các phương pháp NSPĐNM Crystal violet (97,2%, 72,2%, 93,0%), NSPĐ nhuộm màu ảo FICE (92,1%, 68,5% và 88,3%). 24/332 polyp được phân loại Kudo typ Vi, trong đó có 50% (12/24) kết quả mô bệnh học tương ứng là ung thư xâm lấn trong lớp niêm mạc, 20,8% (5/24) có kết quả mô bệnh học là ung thư biểu mô đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc. 23/332 polyp được phân loại Kudo typ Vn đều có kết quả mô bệnh học là ung thư, trong đó 78,3% (18/23) là ung thư xâm lấn lớp dưới niêm mạc, 21,7% (5/23) là ung thư xâm lấn trong lớp niêm mạc. Kết luận: Nội soi phóng đại, nhuộm màu (FICE, với Crystal violet) có khả dự đoán kết quả mô bệnh học polyp đại trực tràng với độ chính xác cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bonnington S.N, Rutter M.D (2016). Surveillance of colonic polyps: Are we getting it right? World J Gastroenterol, 22(6), 1925-1934.
2. Shussman N, Wexner S.D (2014). Colorectal polyps and polyposis syndromes. Gastroenterol Rep (Oxf), 2(1), 1-15.
3. Silva S.M, Rosa V.F, dos Santos Acn et al (2014). Influence of patient age and colorectal polyp size on histopathology. Arq Bras Cir Dig, 27(2), 109-113.
4. Teixeira C.R, Torresini R.S, Canali C et al (2009). Endoscopic classification of the capillary-vessel pattern of colorectal lesions by spectral estimation technology and magnifying zoom imaging. Gastrointest Endosc, 69(3 Pt 2), 750-756.
5. Kobayashi Y, Kudo S.E, Miyachi H et al (2011). Clinical usefulness of pit patterns for detecting colonic lesions requiring surgical treatment. Int J Colorectal Dis, 26(12), 1531-1540.
6. Longcroft-Wheaton G.R, Higgins B, Bhandari P (2011). Flexible spectral imaging color enhancement and indigo carmine in neoplasia diagnosis during colonoscopy: a large prospective UK series. Eur J Gastroenterol Hepatol, 23(10), 903-911.
7. Matsuda T, Fujii T, Saito Y et al (2008). Efficacy of the invasive/non-invasive pattern by magnifying chromoendoscopy to estimate the depth of invasion of early colorectal neoplasms. Am J Gastroenterol, 103(11), 2700-2706.
8. Iwatate M, Ikumoto T, Sano Y et al (2011). Diagnosis of neoplastic and non-neoplastic lesions and prediction of submucosal invasion of early cancer during colonoscopy. Revista Colombiana de Gastroenterologia, 26, 43-57.