ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NỒNG ĐỘ NITRIC OXIDE TRONG KHÍ THỞ RA Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Trần Thị Hiền1,, Đoàn Thị Phương Lan1,2
1 Trường Đại học Phenikaa
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét nồng độ Nitric oxide trong khí thở ra (FeNO) và một số yếu tố ảnh hưởng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) giai đoạn ổn định. Đối tượng: Gồm 131 bệnh nhân được chẩn đoán xác định và chẩn đoán giai đoạn COPD theo GOLD 2021 quản lý tại phòng Quản lý bệnh phổi mạn tính bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2021 đến tháng 8/2022, bệnh nhân ngoài đợt cấp. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 131 bệnh nhân nghiên cứu có tuổi trung bình 70,30±8,79 tuổi; tỷ lệ nam/nữ = 8/1; bệnh nhân nhóm D gặp nhiều nhất (79,4%); Trung bình FeNO là 16,08±10,07 ppb, giá trị FeNO đo được cao nhất là 70 ppb, thấp nhất là 2 ppb; Trung bình FeNO ở nhóm bệnh nhân có tiền sử dị ứng (42,44±12,38 ppb) cao hơn ở nhóm bệnh nhân không có tiền sử dị ứng (14,14±6,58 ppb) có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Trung bình FeNO ở nhóm bệnh nhân điều trị ICS (18,55±11,37 ppb) cao hơn nhóm không điều trị ICS (12,79±6,82 ppb) có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Không có mối liên quan giữa FeNO với các mức độ khó thở, các giai đoạn của GOLD. Không có mối tương quan giữa FeNO với %FVC, %FEV1, %FEV1/FVC, số lượng bạch cầu ái toan (BCAT) trong máu ngoại vi. Kết luận: Có mối liên quan giữa người có tiền sử dị ứng, có điều trị ICS với các mức FeNO. Không có mối tương quan giữa FeNO với số lượng thuốc hút, %FVC, %FEV1, FEV1/FVC, số lượng BCAT trong máu ngoại vi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tạp chí Y - Dược học quân sự số 9-2013. Võ Phạm Minh Thư*; Tạ Bá Thắng**; Nguyễn Viết Nhung*** Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ nitric oxide trong khí thở ra ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong đợt bùng phát.pdf.
2. Gao J, Zhang M, Zhou L, et al. Correlation between fractional exhaled nitric oxide and sputum eosinophilia in exacerbations of COPD. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 2017;12:1287-1293. doi:10.2147/ COPD.S134998
3. Nguyễn Tiến Sinh. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng thông khí phổi bằng phương pháp đo thể tích ký thân ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội; 2015.
4. Tang B, Huang D, Wang J, Luo L-L, Li Q-G. Relationship of Blood Eosinophils with Fractional Exhaled Nitric Oxide and Pulmonary Function Parameters in Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) Exacerbation. Med Sci Monit. 2020;26:e921182. doi:10.12659/ MSM.921182
5. Hoàng Thị Thùy. Nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng phế thân ký và cắt lớp vi tính định lượng phổi ở bệnh phổi ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội; 2019.
6. Đào Ngọc Phú. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân mắc hội chứng chồng lấp Hen - COPD tại Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Bạch Mai. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội; 2017.
7. Torén K, Murgia N, Schiöler L, Bake B, Olin AC. Reference values of fractional excretion of exhaled nitric oxide among non-smokers and current smokers. BMC pulmonary medicine. Aug 25 2017;17(1):118.
8. Romero KM, Robinson CL, Baumann LM, et al. Role of exhaled nitric oxide as a predictor of atopy. Respir Res. 2013;14:48. doi:10.1186/1465-9921-14-48
9. Antus B, Paska C, Barta I. Predictive Value of Exhaled Nitric Oxide and Blood Eosinophil Count in the Assessment of Airway Eosinophilia in COPD. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 2020 Aug 25;15:2025-2035. doi: 10.2147/COPD.S257965.
10. Maria Teresa Río Ramírez, María Antonia Juretschke Moragues, Rocío Fernández González, et al. Value of Exhaled Nitric Oxide (FeNO) And Eosinophilia During the Exacerbations of Chronic Obstructive Pulmonary Disease Requiring Hospital Admission. COPD: Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. 2018 Jun-Aug;15(4): 369-376. doi: 10.1080/15412555. 2018.1482532.